Nga trở lại "ngôi vương" xạ thủ bắn tỉa, Mỹ "tụt hậu" trước "học thuyết bắn tỉa" của Moscow

Nga trở lại "ngôi vương" xạ thủ bắn tỉa, Mỹ "tụt hậu" trước "học thuyết bắn tỉa" của Moscow

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 13/07/2020 20:00

Mỹ đang hụt hơi trước cuộc đua bắn tỉa, khi Nga và Trung Quốc đang nổi lên là những quốc gia có những tay súng cự phách nhất.

Tiêu điểm - Nga trở lại 'ngôi vương' xạ thủ bắn tỉa, Mỹ 'tụt hậu' trước 'học thuyết bắn tỉa' của Moscow

Mỹ đang tụt hậu trước Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực bắn tỉa.

Trong Thế chiến II, các tay súng bắn tỉa Liên Xô đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Đức tại trận Stalingrad lừng danh. Một trong những tay súng huyền thoại trong trận chiến là Vasily Grigoryevich Zaytsev, người đã tiêu diệt 32 mục tiêu bằng súng trường tiêu chuẩn.

Nhiều thập kỷ sau, người Nga đã phần nào lấy lại được ánh hào quang và vị trí dẫn đầu về các xạ thủ bậc nhất, theo Asia Times.

Lực lượng Mỹ đã thống trị đấu trường lính bắn tỉa ở Trung Đông và Bắc Phi trong nhiều năm qua, nhưng giờ đây, người Mỹ đang bị cạnh tranh bởi những đối thủ sừng sỏ đến từ Trung Quốc và Nga, những quốc gia đang nỗ lực hiện đại hóa nhanh chóng và Lầu Năm Góc thấy mình đang bị bỏ lại phía sau.

Một báo cáo vào năm 2016 từng nhận định các tay súng bắn tỉa Nga đã trở nên tiến bộ hơn nhiều so với các đối thủ mà Mỹ từng chạm trán trong 15 năm qua, đặc biệt là sau thời điểm sáp nhập Crimea năm 2014.

Lầu Năm Góc cần làm gì?

Thách thức đầu tiên mà Mỹ cần phải giải quyết là vấn đề thiết bị. Kho vũ khí chính xác của Mỹ với súng trường bắn tỉa M40, súng bắn tỉa bán tự động M110, súng trường bắn tỉa M2010 và súng trường bắn tỉa M107, trong nhiều năm đã thể hiện ưu thế vượt trội so với súng trường Dragunov của Liên Xô.

Nhưng trong những năm gần đây, quân đội Nga đã đưa vào phục vụ một số súng trường mới như súng bắn tỉa Chukavin và súng trường Orsis T-5000 Tochnost, nhằm tăng cường khoảng cách tác chiến của xạ thủ lên mức 1.400 đến 1.600m.

“Người Nga đang đi đúng hướng của Mỹ về mặt công nghệ và đạn dược”, Christian Wade, một cựu xạ thủ bắn tỉa Mỹ, nói với Task & Purpose. “Người Nga đã mua công nghệ của chúng tôi hoặc họ đã sao chép nó”.

Về mặt công nghệ, Lầu Năm Góc cũng đang có các kế hoạch mới để tránh tụt hậu.

Cả bộ binh và thủy quân lục chiến đều đã trang bị súng trường mới gồm M110A1, biến thể M38 của súng trường tự động bộ binh M27 và súng trường bắn tỉa mới M110A1 Compact.

Quan trọng hơn, cả bộ binh và thủy quân lục chiến, cũng như Bộ tư lệnh Mỹ đặc trách Chiến dịch đặc biệt đang có kế hoạch trang bị súng trường bắn tỉa đa năng (MRAD) từ Barrett Firearms. MRAD tự hào khi có phạm vi hoạt động hiệu quả lên đến 1.400m.

Theo Wade, vấn đề là tốc độ trang bị vũ khí mới của Mỹ: “Lầu Năm Góc không thích nghi đủ nhanh với các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc. Chúng tôi đơn giản là không thể theo kịp một số quốc gia khác”.

“Học thuyết bắn tỉa” của Nga

Tiêu điểm - Nga trở lại 'ngôi vương' xạ thủ bắn tỉa, Mỹ 'tụt hậu' trước 'học thuyết bắn tỉa' của Moscow (Hình 2).

Tổng thống Putin bên súng trường bắn tỉa Kalashnikov.

Ngoài ra, có một sự khác biệt trong suy tính của Nga và Mỹ - lính bắn tỉa Nga không chỉ tìm kiếm lợi thế đơn thuần trong cuộc chiến mà còn nâng tầm bắn tỉa lên thành một học thuyết. Nói cách khác, người Nga coi bắn tỉa là một lĩnh vực tối quan trọng, được huấn luyện, hỗ trợ trang bị và phổ biến trong toàn quân ở mức tối đa.

Trong khi các tay súng bắn tỉa Mỹ chỉ nâng cao năng lực trong các khóa huấn luyện tĩnh, thì những tay súng bắn tỉa Nga trong những năm gần đây đang lăn xả ở mọi điểm nóng trên chiến trường.

Không những vậy, quân đội Mỹ ngày càng lơ là trong việc coi bắn tỉa là một chuyên ngành quân sự chính yếu, từ bỏ tiêu chuẩn bắn tỉa là kỹ năng phụ cần thiết.

“Nếu bạn không xác định cần phải chú tâm huấn luyện một tay bắn tỉa chuyên nghiệp, thì nhân sự bạn có trong tay và các bài tập thông thường sẽ chỉ khiến bạn mãi dậm chân tại chỗ”, Wade nói. “Bạn cần phải biến bắn tỉa thành một lĩnh vực được chú trọng thật sự và nghiêm túc. Đó là một môn nghệ thuật và khoa học”.

Theo Robert Scales, một tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, Để bắt kịp Nga, nhiệm vụ cấp thiết nhất là phải đánh giá lại tầm quan trọng của bắn tỉa.

“Thay vì chỉ có một xạ thủ trong đơn vị có khả năng bắn trúng mục tiêu ở tầm xa 1.200m, bạn nên có cả một đơn vị đều có khả năng bắn mục tiêu từ khoảng cách 600 đến 1000m”, Scales nói. “Điều đó sẽ mang đến khả năng tiêu diệt áp đảo đối thủ”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.