Cuộc tập trận "Sứ mệnh hòa bình" được tổ chức từ năm 2003. Năm nay, cuộc diễn tập Nga -Trung về chiến thuật giáng trả nguy cơ khủng bố sẽ kéo dài 20 ngày. Đây là lần đầu tiên hoạt động này được tổ chức ngay sau cuộc tập trận hải quân lớn của Nga và Trung Quốc đã kết thúc ngày 9 tháng 7 tại khu vực Vladivostok.
"Sứ mệnh hòa bình" củng cố vai trò của Nga như một cường quốc quân sự lớn. Đó là ý kiến của Thiếu tướng nghỉ hưu Vladimir Dvorkin, chuyên viên của Viện IMEMO: “Từ quan điểm địa chính trị trên, điều quan trọng là Nga tổ chức các cuộc tập trận quốc tế. Nhờ đó lực lượng quân sự của Nga biết phối hợp nỗ lực với lực lượng vũ trang của các quốc gia khác. Tất nhiên, các hoạt động như vậy chứng tỏ rằng, các mối quan hệ của Nga với các láng giềng phía Đông đang được củng cố. Trung Quốc cố giành vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, và cả về sức mạnh quân sự. Cuộc diễn tập quân sự được thực hiện dưới phương châm “đấu tranh chống khủng bố”, nhưng, quy mô của hoạt động này là lớn hơn so với các lực lượng cần thiết để chống lại những kẻ khủng bố”.
Sĩ quan chỉ huy của hai bên
Các cuộc tập trận "Sứ mệnh hòa bình" luôn gây ra sự quan tâm lớn của các chuyên gia Mỹ và phương Tây.
Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov giải thích nguyên nhân của sự chú ý lớn ở phương Tây đến cuộc tập trận Nga-Trung: “Điều đó là dễ hiểu. Cuộc tập trân kích động phương Tây vì họ nhìn thấy sự hình thành liên minh Nga-Trung Quốc. Trước đây, liên minh đã mang tính chất kinh tế, nhưng, bây giờ đang biến thành liên minh quân sự và chính trị. Đối với phương Tây, liên minh Nga-Trung Quốc là điều khủng khiếp. Một mặt, có các công nghệ cao của Nga trong ngành hàng không và đóng tàu, vũ khí tên lửa và tiềm năng hạt nhân to lớn, các nguồn tài nguyên của Nga. Mặt khác, dân số khổng lồ yêu lao động của Trung Quốc. Đó là sức mạnh hết sức to lớn. Tất nhiên, phương Tây rất lo ngại với vector phát triển quan hệ Nga-Trung Quốc. Về nguyên tắc, vector này đe dọa sự thống trị của phương Tây trên thế giới”.
Trả lời câu hỏi, liệu trong trường hợp này có thể nói về liên minh quân sự, ông Konstantin Sivkov nói lên quan điểm như sau: Liên minh này có thể biến thành bất cứ điều gì. Tất cả phụ thuộc vào tình hình địa chính trị trên thế giới. Chuyên gia Sivkov không sử dụng thuật ngữ "liên minh", nhưng, không loại trừ khả năng trong tương lai sẽ thành lập khối quân sự-chính trị của Matxcơva và Bắc Kinh.
Binh lính Nga - Trung đang đổ bộ từ trực thăng
Chuyên gia Pavel Kamennov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông không đồng ý với quan điểm đó. Ông cho rằng, ở phương Tây người ta nói nhiều về khả năng thành lập liên minh quân sự Nga-Trung Quốc chỉ để nuôi luận điểm về "mối nguy cơ từ phía Trung Quốc”: “Hiện nay không có liên minh quân sự giữa Nga và Trung Quốc, và hai bên không bao giờ nói về nội dung này. Mỗi quốc gia hoạt động hoàn toàn độc lập khi thực hiện chính sách quốc phòng, kể cả trong lĩnh vực đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Matxcơva và Bắc Kinh phối hợp hành động, nhưng, không có liên minh quân sự mang tính chất bắt buộc. Và hai bên không hiển thị ý muốn như vậy”.
Cuộc tập trận "Sứ mệnh hòa bình" sẽ tiến hành theo ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là điều động các đơn vị quân đội, giai đoạn thứ hai - lập kế hoạch, và ở giai đoạn thứ ba - các hoạt động quân sự chung. Hai bên chưa thông báo về các quan sát viên nước ngoài được mời đến dự cuộc tập trận.
Tường Bách