Nga và Putin - chủ đề 'nóng' của các cuộc bầu cử toàn cầu

Nga và Putin - chủ đề 'nóng' của các cuộc bầu cử toàn cầu

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 22/10/2016 11:45

Dù không có một sự liên quan rõ ràng nào nhưng cụm từ "nước Nga" và "Tổng thống Putin" vẫn bất đắc dĩ trở thành vấn đề gây chia rẽ ở các cuộc bầu cử Mỹ, Pháp, Đức và cả Italia.

Hôm 12/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi Mỹ ngừng sử dụng Nga như một "con bài mặc cả" trong các cuộc đối đầu chính trị nội bộ.

"Mỹ không nên sử dụng nước Nga như một con bài mặc cả trong các cuộc đấu tranh chính trị trong nước để thay giá trị của một mối quan hệ song phương. Đó là điều vô trách nhiệm", Sputnik dẫn phát ngôn của Tổng thống Putin hôm thứ Tư.

Hồ sơ - Nga và Putin - chủ đề 'nóng' của các cuộc bầu cử toàn cầu

 Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Ông Putin cho rằng Nga đang trở thành chủ đề chính trong cuộc bầu cử Mỹ và các ứng viên tranh cử đang quá lạm dụng ngôn từ chống Nga.

Trong vài năm trở lại đây, chưa bao giờ hình ảnh của nước Nga và cá nhân ông Putin lại tràn ngập trên các phương tiện truyền thông Mỹ đến như vậy.

Giới phân tích chính trị nói rằng cả hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump đã thảo luận về Nga và ông Putin còn nhiều cả các vấn đề trong nước như nợ quốc gia, thuế và y tế.

Trong đó tỷ phú Trump là người nhiều lần nói rằng ông sẽ bình thường hóa quan hệ với Nga nếu đắc cử.

Còn cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại cáo buộc Moscow gây nên tội ác chiến tranh ở Syria, tạo dựng cuộc khủng hoảng ở Ukraine và tấn công tin tặc vào Washington.

Đặc biệt, quan hệ Mỹ-Nga trở thành một trong những chủ đề chính trong các cuộc tranh luận gần đây giữa Clinton và Trump.

Trong vòng đầu tiên của cuộc tranh luận trong tháng Chín, bà Hillary Clinton tuyên bố rằng Nga đứng đằng sau vụ hack vào hệ thống email của Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC). Bà cũng lên tiếng trách móc Trump "vì đã ủng hộ Putin".

Đáp trả lại, Trump phủ nhận cáo buộc có quan hệ thân tình với nhà lãnh đạo nước Nga khi nói rằng mình "không biết Putin là ai và không biết gì nhiều về nước Nga".

Trong thời điểm hiện tại, dù điện Kremlin không hề mong mỏi gì nhưng các cụm từ "nước Nga" và "Tổng thống Putin" vẫn vô cớ trở thành chủ đề nóng bỏng chi phối dư luận chính trị trên toàn cầu.

Ngoài cuộc bầu cử Mỹ đang diễn ra, các cuộc bầu cử tại Pháp, Đức và Ý bằng cách nào đó cũng biến Nga trở thành một vấn đề tranh cãi bất đắc dĩ.

Cuộc bầu cử quốc hội mới tại Đức sẽ được tổ chức vào năm 2017. Quốc gia này hiện cũng đang chia rẽ về quan hệ với Nga. Một số lo ngại về "sự gây hấn từ phía Moscow", trong khi phe còn lại muốn hợp tác với thị trường Nga nhiều hơn.

Nga cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến dịch tranh cử của tất cả các đảng chính trị hàng đầu của Đức.

"Một bộ phận dân cư Đức vẫn sống với khuôn mẫu từ thời Chiến tranh Lạnh. Họ coi Nga là kẻ thù và sợ hãi sự xâm lược của Nga. Họ ủng hộ cho đảng Liên minh Kitô giáo-Dân chủ của bà Merkel. Các bên muốn các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga vẫn còn giữ vai trò lớn trong chính quyền", nhà báo Đức Alexander Rahr cho biết.

Trong khi nhóm còn lại muốn giao thương về kinh tế và thương mại nhiều hơn với Moscow chủ yếu là các doanh nhân được sự hậu thuẫn bởi đảng Dân chủ Xã hội.

Tháng trước, một trong những lãnh đạo cấp cao của đảng này đã đến gặp Tổng thống Putin tại Moscow để bàn về khả năng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.

Còn tại Pháp, trong năm 2017, quốc gia này cũng sẽ tổ chức bầu cử tổng thống. Trong đó nổi bật là các gương mặt ứng viên quen thuộc như tổng thống đương nhiệm Francois Hollande, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy và lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân tộc cực hữu Marine Le Pen.

Về phía Hollande, ông đang cho thấy sự cứng rắn của mình trước Nga khi có những hành động "ngả theo lợi ích của Washington", nhà phân tích chính trị người Pháp Emmanuel Leroy nhận định.

Ngược lại, ông Sarkozy - lãnh đạo của Đảng Cộng hòa lại là nhân vật rất muốn bình thường hóa quan hệ với Moscow.

Trong năm 2015, tại một sự kiện bên lề, ông từng nhấn mạnh rằng nước Pháp sẽ thảo luận tất cả các vấn đề với Nga.

Hồi tháng 9, ông Sarkozy trong một lần xuất hiện trên truyền hình đã kêu gọi Moscow và Paris nên hợp tác trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.

Tuy nhiên chuyên gia Leroy cho rằng động thái của cựu Tổng thống Pháp chỉ là muốn dựa vào Nga để nhận được những hậu thuẫn cho chiến dịch tranh cử của mình.

Theo Leroy, Marine Le Pen mới là ứng cử viên tổng thống duy nhất thể hiện một cách khách quan đối với Nga. Bà đã nhiều lần nói rằng lệnh trừng phạt là vô lý và cho biết Pháp sẽ ghi nhận sự thống nhất của Crimea với Nga nếu mình được bầu.

Trong khi đó ở Italia, Thủ tướng Matteo Renzi đã có những động thái chuyển hướng sang Moscow, trong một nỗ lực để đạt thêm sự ủng hộ từ các cử tri.

Theo các cuộc thăm dò dư luận, đa số người Ý không đồng thuận một lệnh trừng phạt dành cho Nga.

Ngày 4/12 tới đây, Italia sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu có thể làm thay đổi thể chế quốc gia. Nếu người dân bỏ phiếu chống, thủ tướng đương nhiệm sẽ phải từ chức.

"Ông Renzi đang không muốn làm hỏng mối quan hệ của mình với công chúng, đặc biệt là với giới tinh hoa kinh doanh. Đối với các công ty Italia, trừng phạt Nga là một sự thiệt thòi", nhà phân tích chính trị Nga Alexander Shatilov nói.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.