Theo đó,hồi 8 giờ sáng 10/12, Công an huyện Nghi Xuân và cơ quan chức năng liên quan có mặt tại khu đất thuộc địa bàn hai xã Xuân Thành, Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân) để cưỡng chế cắm mốc, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án sân golf Xuân Thành.
Theo nhà chức trách, hàng trăm người đã dùng hung khí xông vào cản trở, xô xát với lực lượng chức năng. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Nghi Xuân đã bắt giữ những người nông dân trên để điều tra.
Người nông dân này bị nhà chức trách Nghi Xuân cáo buộc 'chống người thi hành công vụ' ở dự án sân golf Xuân Thành. Ảnh: Thanh Niên
Theo Thanh Niên, đại tá Phan Văn Đán, trưởng Công an huyện này cho biết, dự án sân golf Xuân Thành đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt với diện tích quy hoạch sử dụng đất là hơn 110 ha và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch. “Mặc dù 14 hộ dân còn lại đã nhận tiền bồi thường nhưng vẫn gây cản trở cho công tác giải phóng mặt bằng vì cho rằng các khoản tiền hỗ trợ khác chưa thỏa đáng. Trong số 15 người vừa bị bắt giữ thì có 3 người là người thân của 14 hộ dân này”, đại tá Đán nói.
Nhiều vụ bị coi là 'chống người thi hành công vụ' mà người nông dân bị chính quyền bắt giữ vì hoạt động giữ đất đai.
Theo Hãng tin Reuters, từ Indonesia, Philippines, Thái Lan cho đến VN, các cánh đồng lúa bạt ngàn ngày nào giờ đang nhường chỗ cho những sân golf, khách sạn, vila... Số liệu của Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết riêng tại Bali, nơi các sân golf mọc lên như nấm, diện tích trồng lúa chỉ còn 145.000ha, so với mức đỉnh điểm 182.000ha vào năm 1980. Reuters bình luận: "Các sân golf đang xé nát những cánh đồng lúa" tại nhiều nước châu Á. Thậm chí, năm 2006 các dự án golf bùng nổ tại Trung Quốc đến nỗi Bắc Kinh phải đưa hoạt động xây dựng sân golf vào danh sách "những hoạt động sử dụng đất bị cấm". Tuy nhiên, sân golf hay các khu nghỉ dưỡng không phải là mối đe dọa duy nhất đối với đất nông nghiệp. Ở Philippines, 50% tổng diện tích đất ruộng đã bị đô thị hóa trong vòng hai thập kỷ qua. Diện tích đất nông nghiệp Thái Lan cũng giảm hơn 13% giữa các năm 1995-2005. Từ năm 2000, VN đã xây dựng khoảng 40 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 10.500ha tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và có kế hoạch sử dụng thêm 40.000ha nữa cho các dự án công nghiệp trong ba năm tới. Số liệu của tạp chí Time cho biết khoảng 40.000ha đất nông nghiệp đang mất dần mỗi năm tại VN để xây dựng các đô thị, đường cao tốc và khu công nghiệp. |
Nguyễn Trần Phan