Ngành nghề nào giảm, giữ nguyên thu nhập trong mùa dịch Covid-19?

Ngành nghề nào giảm, giữ nguyên thu nhập trong mùa dịch Covid-19?

Nguyễn Hương Anh

Nguyễn Hương Anh

Thứ 7, 09/10/2021 07:00

Bên cạnh những ngành nghề phải cắt giảm lương và nhân sự vì dịch bệnh Covid-19 thì có khoảng 49% công ty vẫn giữ nguyên lương, phúc lợi như trước mùa dịch.

Ngành du lịch cắt giảm 80% lương 

Navigos Group, nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam, vừa đánh giá làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư có mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cả ba đợt dịch trước đó cộng lại. Để tồn tại trong đại dịch, các doanh nghiệp (DN) đã chọn giải pháp cắt giảm nhân sự và lương

Cũng theo khảo sát nói trên, DN mảng du lịch/khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất.

Cụ thể, có khoảng 3,7% DN có quy mô từ 10-100 nhân lực đã giảm 80% lương. Đây là những DN thuộc ngành nhà hàng/khách sạn/du lịch; giáo dục/đào tạo.

Có 9,9% DN có quy mô từ 51-300 nhân lực thuộc ngành giáo dục/đào tạo đã cắt giảm 50-75% lương.

Tiêu dùng & Dư luận - Ngành nghề nào giảm, giữ nguyên thu nhập trong mùa dịch Covid-19?

Người lao động nhận hỗ trợ thất nghiệp. Ảnh: Tuổi trẻ. 

Đáng chú ý, có 37,9% DN thực hiện cắt giảm 25-50% lương và phúc lợi. Đây là những công ty có quy mô từ 10-50 nhân lực, 300-500 nhân lực và hơn 1.000 nhân lực. Các DN này chủ yếu đến từ ngành bất động sản/cho thuê ngắn hạn, dài hạn - xây dựng/kiến trúc - gia công/chế biến/sản xuất.

Cùng đó, có 29,2% DN thuộc ngành nhập khẩu/xuất khẩu - thương mại/bán lẻ/ bán sỉ - dịch vụ quảng cáo/tiếp thị trực tuyến/truyền thông có quy mô từ 101-300 nhân lực, 300-500 nhân lực, 500-1000 nhân lực và hơn 1.000 người, đã cắt giảm 15%-20% lương và phúc lợi trong thời gian khó khăn.

19,3% DN cắt giảm ở mức thấp nhất là 5-10% lương và phúc lợi. Đây là những công ty có quy mô hơn 1.000 người lao động đến từ ngành điện tử - điện tử viễn thông, tài chính/ ngân hàng/bảo hiểm.

Tiêu dùng & Dư luận - Ngành nghề nào giảm, giữ nguyên thu nhập trong mùa dịch Covid-19? (Hình 2).

Du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh Covid-19. 

Số liệu phân tích của Navigos Group cho thấy trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều công ty có xu hướng giữ chân nhân sự có thâm niên hoặc nhân sự đang giữ các vị trí cấp trung và cấp cao. Đối với các nhân sự là thực tập sinh và sinh viên mới ra trường, tỉ lệ cắt giảm là 40,5%. Còn nhân viên có ít kinh nghiệm, tỉ lệ này lên đến 42,3%.

Vẫn theo khảo sát của Navigos Group, có khoảng 3% DN phải dừng hoạt động do Covid-19. Trong đó, có khoảng 25% DN thuộc lĩnh vực nhà hàng/khách sạn/du lịch và giáo dục/đào tạo, có quy mô nhân lực từ 10-50 người đến 300-500 người đã dừng hoạt động.

Khoảng 11,6% doanh nghiệp tăng tuyển dụng 

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 tác động đến người lao động, thu nhập hay doanh nghiệp, thống kê của Navigos Group cũng chỉ ra một vài “điểm sáng”. 

Theo đó, có khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra. Đa số những doanh nghiệp đó rơi vào ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và công nghệ. 

Tiêu dùng & Dư luận - Ngành nghề nào giảm, giữ nguyên thu nhập trong mùa dịch Covid-19? (Hình 3).

Ngành tài chính - ngân hàng vẫn giữ nguyên lương và phúc lợi cho người lao động như trước khi xảy ra dịch bệnh. Ảnh: Tạp chí Tài chính. 

Cụ thể, khoảng 29% là doanh nghiệp có quy mô 10-50 nhân lực, 24% là doanh nghiệp có quy mô 101-300 nhân lực, 16% là doanh nghiệp có quy mô 51-100, 16% là doanh nghiệp có quy mô hơn 1.000 nhân lực.

Đồng thời các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có quy mô 101 - 300 nhân lực có sự tăng trưởng lớn nhất về tuyển dụng nhân sự.

Không những vậy, có khoảng 11,6% doanh nghiệp vẫn tăng tuyển dụng trong thời điểm này bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến khá khó lường. 

Theo báo cáo, đại dịch cũng tác động rất lớn đến quyết định thay đổi việc làm của người lao động, với gần 52% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.

Bên cạnh đó, hơn 30% người lao động quyết định vẫn sẽ làm việc tại công ty nếu lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên. 11% người lao động sẽ đề nghị tăng lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên sau khi hết dịch.

Những hướng đi khác được số ít người lao động lựa chọn là: Tìm kiếm công việc yêu thích, đúng chuyên môn ngành nghề, tìm công việc mới với mức lương và chế độ phúc lợi tốt hơn, tìm việc làm mới ổn định, có thể gắn bó lâu dài…

Ông Nguyễn Minh Hùng, Giám đốc đối ngoại Công ty CP Sản xuất Hóa phẩm Thiên An (Tân Phú, Tp.HCM), cho rằng trong giai đoạn khó khăn này, người lao động (NLĐ) cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Do ngành hàng hóa mỹ phẩm có nhu cầu tăng mạnh trong mùa dịch, công ty vừa sản xuất vừa củng cố hệ thống phân phối và tham gia phun khử khuẩn miễn phí cho những vùng có dịch nên NLĐ gần như làm không hết việc. Bà Phạm Thị Hồng Hà, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Saigon Food (SGF), cho biết may mắn nhất của SGF là có tập thể lao động biết sẻ chia, đoàn kết và gắn bó với DN. Là DN chế biến thực phẩm nên nhu cầu trong mùa dịch cũng tăng cao, vì thế SGF tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" rất thuận lợi, NLĐ làm việc nhiệt tình, năng suất cao.
 
"Ai cũng chia sẻ với khó khăn của DN thì DN không thể để NLĐ thiệt thòi. Lương. thưởng vẫn chi trả đều đặn. Nhiều công nhân còn nói mấy tháng nay lương là dư 100% vì ăn ở công ty lo hết rồi" - bà Hà nói vui. Theo bà Hà, cái khó nhất của DN trong giai đoạn này là giữ được việc làm cho NLĐ. Với DN sử dụng nhiều lao động như SGF thì việc bảo đảm công ăn việc làm cho toàn bộ NLĐ cũng là sự cố gắng vượt bậc.

Hương Anh (t/h từ Pháp luật Tp.HCM, Tuổi Trẻ, Người lao động) 

 

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.