Ngành Y tế và Bảo hiểm đôi co nhau, cuộc chiến văn bản không hồi kết

Ngành Y tế và Bảo hiểm đôi co nhau, cuộc chiến văn bản không hồi kết

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 4, 01/11/2017 19:01

“Cử tri rất bức xúc và bất lực khi 2 ngành Y tế và Bảo hiểm Xã hội cứ đôi co nhau, không biết bên nào đúng, bên nào sai. Cuộc chiến văn bản giữa 2 ngành không có hồi kết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu nêu thực trạng đáng buồn.

Thảo luận về kinh tế-xã hội chiều 1/11, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) cho rằng, kinh tế còn nhiều khó khăn, các mục tiêu tăng trưởng đứng trước nhiều thách thức, áp lực.

Đề cập đến những bất cập trong vấn đề khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, ông nói: “Bộ trưởng bộ Y tế vừa giải trình nhưng tôi không yên tâm”.

“Cử tri rất bức xúc và bất lực khi 2 ngành Y tế và Bảo hiểm Xã hội cứ đôi co nhau, không biết bên nào đúng, bên nào sai. Cuộc chiến văn bản giữa 2 ngành không có hồi kết. Đơn cử là, tháng Tư và tháng Tám năm 2017, bộ Y tế ban hành 2 Công văn số 1294 và 4069, chỉ sau 2 tuần, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng ban hành 2 Công văn 1134 và 2742 không đồng ý với 2 Công văn của bộ Y tế.

Hội họp rất nhiều, kể cả Trung ương và địa phương, nhưng không thống nhất được. Hệ quả là, các cơ sở khám chữa bệnh bị treo kinh phí, không có tiền trả nợ cho các đơn vị cung ứng thuốc, vật tư. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh phản ánh rằng, họ phải cử bác sĩ giỏi để lo làm hồ sơ khỏi bị xuất toán, không còn thời gian để khám chữa bệnh cho người dân.

Mỗi một lần giám định viên bảo hiểm y tế về giám định không khác gì một cuộc thanh tra gây lãng phí về thời gian, tiền của cho các cơ sở khám chữa bệnh. Còn bảo hiểm xã hội có số lượng giám định viên ít ỏi thì không thể nói hết sự vất vả của anh chị em. Họ làm việc cật lực để cố gắng không thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế”, ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu phát biểu.

Xã hội - Ngành Y tế và Bảo hiểm đôi co nhau, cuộc chiến văn bản không hồi kết

ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu. (Ảnh: Quochoi.vn).

 

Ông cho rằng: “Người trung gian bị thiệt thòi nhất là người bệnh. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và bộ Y tế nhanh chóng khắc phục các xung đột nêu trên, xây dựng đầy đủ hơn hành lang pháp lý trong vấn đề khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho cả 3 bên, trong đó dứt khoát là quyền lợi của người dân phải được ưu tiên hàng đầu”.

Cùng đưa ý kiến về vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Thị Minh Trang (đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Nhiều cử tri hiện nay vẫn còn chưa hài lòng về thủ tục khám, chữa bệnh, chuyển tuyến, thanh toán bảo hiểm y tế cũng như vấn đề y đức của đội ngũ y bác sỹ.

Đáng quan tâm hơn, tình trạng lạm dụng trục lợi bảo hiểm y tế có xu hướng tăng mạnh, ngày càng tinh vi hơn, xảy ra từ nhiều phía, cả ở người tham gia bảo hiểm y tế và một số cơ sở y tế. Điều này không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng trong các tầng lớp dân cư mà còn ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội”.

Xã hội - Ngành Y tế và Bảo hiểm đôi co nhau, cuộc chiến văn bản không hồi kết (Hình 2).

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh. (Ảnh: Quochoi.vn).

 

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước) đề cập đến việc, hiện nay, nợ bảo hiểm y tế còn hơn 3.000 tỷ đồng, quỹ bảo hiểm y tế trong năm tiếp tục thâm hụt khoảng 12.500 tỷ đồng. Nếu quản lý tốt sẽ cân đối đến năm 2019. Bộ trưởng cũng đã phát biểu và thông tin về vấn đề này. Nhưng tôi cho rằng, phải tính toán thật kỹ các giải pháp trong thời gian tới, phải có phương án khả thi, không thể cứ để thâm hụt hết nguồn đến năm 2019 mà không có giải pháp nào để phục vụ tốt cho người dân trong việc quản lý quỹ, tạo sự tin tưởng trong nhân dân”, vị ĐBQH đoàn Bình Phước nói.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.