Một số chuyên gia cho biết điều đó là có thật – và hành vi này ngày càng trở nên phổ biến hơn.
"Điều này khá mới. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu đối mặt với nó", Tiến sỹ Elizabeth Dowdell, một giáo sư điều dưỡng ở trường Đại học Villanova ở Mỹ, nói. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ bắt đầu nhận ra hiện tượng này khi ĐTDĐ ngày càng trở nên cần thiết với mọi lứa tuổi".
Với việc tin nhắn đến khi đang ngủ, tiếng bíp của điện thoại sẽ khiến con người thức dậy và vì thế anh/cô ta sẽ với lấy điện thoại và trả lời tin nhắn (đôi khi trong vô thức). Và khi thức dậy vào buổi sáng, người đó không còn nhớ là đã làm như vậy trong đêm qua.
Dowdell giải thích rằng dù không thực hiện nghiên cứu về hiện tượng đặc biệt này, cô cũng đã chứng kiến đủ bằng chứng để nghi ngờ hiện tượng này đang gia tăng.
Đầu tiên, vị giáo sư nghe một trong các sinh viên của bà nói rằng cô ấy đã nhắn tin khi đang ngủ. Khi Dowdell đưa câu chuyện này ra trước một lớp học, nhiều sinh viên đã thừa nhận từng làm việc tương tự đó. Mọi người nói họ nhận ra hành vi này của họ khi những người bạn nhận được tin nhắn của họ nhưng lại không hiểu tin nhắn nói gì, hoặc khi xem vào lịch sử nhắn tin trong chính máy điện thoại của họ.
Gần đây Dowdell nghiên cứu về các teen và hành vi online của họ, nhận ra nhiều bậc cha mẹ nói rằng con cái của họ quá dính kết với công nghệ và không thể ngủ đủ giấc. Bà tin rằng tiếng bíp của điện thoại vào đêm khuya là một nguyên nhân.
Tiến sỹ Michael Breus, một chuyên gia tâm lý lâm sàng và là chuyên gia về giấc ngủ, khẳng định với trang The Huffington Post rằng từ những gì ông nghe được từ các bệnh nhận, ông cũng tin rằng hiện tượng nhắn tin khi đang ngủ đang gia tăng, cả ở những người lớn trưởng thành.
Vì teen thường ngủ cùng với điện thoại ngay trong giường, nên chúng thường là đối tượng dễ bị nghi ngờ nhắn tin khi đang ngủ (các nghiên cứu đã chỉ ra 4/5 teen ngủ cùng điện thoại bên cạnh). Nhưng Breus nói bất kỳ ai nhận được tin nhắn trong đêm và để điện thoại ở gần đều có thể nhắn tin khi đang ngủ.
Giao tiếp khi đang ngủ không phải là điều gì mới lại. Một số người vẫn trả lời điện thoại vào ban đêm nhưng sáng hôm sau họ hầu như không nhớ đã nói gì. Tuy nhiên, nhắn tin khi đang ngủ là một cách giao tiếp hoàn toàn mới.
"Đó cơ bản là hiện tượng rối loạn tỉnh thức. Một người bị thức giấc (bởi một tác động bên ngoài) nhưng không hoàn toàn tỉnh giấc khỏi giấc ngủ", Breus nói. "Mọi người theo thói quen sẽ với tay, dù không hề tỉnh giấc, và trả lời tin nhắn".
Trong khi chưa có nghiên cứu khoa học nào về hiện tượng nhắn tin khi đang ngủ để cho thấy hiện tượng này đã phát triển ra sao, song theo báo cáo của các bác sỹ thì xu hướng này bắt đầu từ năm 2011.
Lúc đó, Tiến sỹ Markus Schmidt, một nhà nghiên cứu về giấc ngủ ở Ohio (Mỹ) nói con người có thể lâm vào trạng thái nửa thức nửa tỉnh, và khi đó họ bị thúc giục phải trả lời tin nhắn.
Tiến sỹ David Cunnington ở Trung tâm rối loạn giấc ngủ Melbourne, từng cho rằng những căng thẳng và phụ thuộc vào công nghệ là các yếu tố góp phần gây ra hiện tượng này. "Mọi người dùng điện thoại quá nhiều trong ngày, và điều đó có nghĩa họ cũng cảm thấy như đang dùng điện thoại vào ban đêm, cả khi đang ngủ", Cunnington nói. "Bởi vì email liên tục đến là điều dễ hiểu, và mọi người nhận ra điều đó, nó ngày càng trở nên khó khăn cho chúng ta để tách biệt cuộc sống khi đang thức và đang ngủ".
Ari Brown, một người ở Austin, Texas, nói bà chưa bao giờ nghe ai nói về hiện tượng nhắn tin khi đang ngủ. Nhưng bà nói bà đã chứng kiến điều đó từ cậu con trai 17 tuổi của mình. "Tôi thấy con trai ngủ trên giường với chiếc điện thoại trong tay", Brown nói.
Brown nói cần có biện pháp ngăn chặn việc teen ngủ với điện thoại và nhắn tin vào nửa đêm. "Các thanh thiếu niên dường như lại là đối tượng ngủ ít nhất trong các lứa tuổi, trong khi chúng thực sự cần giấc ngủ đó, bởi chúng vẫn đang phát triển, não bộ vẫn đang phát triển, và chúng lại bận rộn suốt cả ngày", Brown nói. "Nếu thiếu ngủ, chất lượng phát triển thể chất và trí tuệ sẽ kém – ngay cả khi bạn không nhận ra điều đó. Đó là một vấn nạn".
Theo ICTnews