Ngày Tết của các dân tộc thiểu số

Ngày Tết của các dân tộc thiểu số

Tôn Đức Vỹ

Tôn Đức Vỹ

Thứ 2, 04/02/2019 13:00

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam có những cách đón Tết cổ truyền rất riêng, độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Người Thái ở các tỉnh Sơn la, Lai Châu đón Tết suốt một mùa gọi là mùa Tết. Đầu mùa có ngày Tết Soong Sịp (nghĩa là Tết cơm mới) để cầu mùa màng bội thu. Đợi lúa trên đồng chín vàng, đồng bào liền giết trâu, mổ lợn, dùng lúa mới đồ xôi cúng lễ. Sau Tết Soong Sịp thì đến Tết Kim Lao Mao (Tết uống rượu), tết ông Công ông Táo. Cuối cùng và cũng lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên đán).
Vào ngày đầu năm, người Thái đem dao rựa ra đường phát quang để dọn dẹp, làm thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các lễ hội Xòe Thái nổi tiếng, đồng bào chơi đùa, tổ chức lễ hội đến hết rằm tháng Giêng mới vãn dần.

Người Thái ở các tỉnh Sơn la, Lai Châu đón Tết suốt một mùa gọi là mùa Tết. Đầu mùa có ngày Tết Soong Sịp (nghĩa là Tết cơm mới) để cầu mùa màng bội thu. Đợi lúa trên đồng chín vàng, đồng bào liền giết trâu, mổ lợn, dùng lúa mới đồ xôi cúng lễ. Sau Tết Soong Sịp thì đến Tết Kim Lao Mao (Tết uống rượu), tết ông Công ông Táo. Cuối cùng và cũng lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên đán). Vào ngày đầu năm, người Thái đem dao rựa ra đường phát quang để dọn dẹp, làm thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các lễ hội Xòe Thái nổi tiếng, đồng bào chơi đùa, tổ chức lễ hội đến hết rằm tháng Giêng mới vãn dần.

Người Mông quan niệm ngày và đêm phải phân biệt rõ ràng với nhau, vì thế họ không đợi đến khoảnh khắc giao thừa. Vào ngày cuối của năm cũ, trước khi mặt trời lặn cả dòng họ sẽ thực hiện lễ đón năm mới, lễ này gọi là “lử-xu”. Sau đó các gia đình về nhà làm lễ thay bàn thờ, một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong ngày Tết của người Mông. 
Bất cứ dân tộc nào cũng có những điều kiêng kị trong ngày Tết và người Mông cũng vậy: không gọi nhau vào sớm ngày mồng Một, trong ba ngày Tết chỉ được ăn thịt chứ không ăn rau, khi nấu cơm không được dùng miệng thổi, khi ăn cơm không được chan canh… 
Đặc sắc nhất ở Tết của người Mông là các lễ hội với các trò chơi dân gian quen thuộc như ném pao, đánh cầu; các điệu khèn, điệu múa, các cuộc đối đáp giao duyên…

Người Mông quan niệm ngày và đêm phải phân biệt rõ ràng với nhau, vì thế họ không đợi đến khoảnh khắc giao thừa. Vào ngày cuối của năm cũ, trước khi mặt trời lặn cả dòng họ sẽ thực hiện lễ đón năm mới, lễ này gọi là “lử-xu”. Sau đó các gia đình về nhà làm lễ thay bàn thờ, một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong ngày Tết của người Mông. Bất cứ dân tộc nào cũng có những điều kiêng kị trong ngày Tết và người Mông cũng vậy: không gọi nhau vào sớm ngày mồng Một, trong ba ngày Tết chỉ được ăn thịt chứ không ăn rau, khi nấu cơm không được dùng miệng thổi, khi ăn cơm không được chan canh… Đặc sắc nhất ở Tết của người Mông là các lễ hội với các trò chơi dân gian quen thuộc như ném pao, đánh cầu; các điệu khèn, điệu múa, các cuộc đối đáp giao duyên…

Mỗi dịp Tết đến, các gia đình người Dao ở Việt Bắc lại trang hoàng ngôi nhà, dán nhiều câu đối chữ Hán lên cột nhà lẫn vách tường để đón xuân. Đồng bào Dao cho rằng vào ngày đầu năm chỉ cần lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau, không cần làm việc.
Một dịp khá đặc sắc là dịp Tết Nhảy, tiếng dân tộc Dao là

Mỗi dịp Tết đến, các gia đình người Dao ở Việt Bắc lại trang hoàng ngôi nhà, dán nhiều câu đối chữ Hán lên cột nhà lẫn vách tường để đón xuân. Đồng bào Dao cho rằng vào ngày đầu năm chỉ cần lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau, không cần làm việc. Một dịp khá đặc sắc là dịp Tết Nhảy, tiếng dân tộc Dao là "Nhiang chằm Đao" nhằm rèn luyện sức khoẻ, võ nghệ. Tết Nhảy bắt đầu từ trước tết Nguyên đán vài ba hôm. Thanh niên nam nữ tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống và thanh la giục giã...

Tết của người Chăm được gọi bằng cái tên Păng-Chabư, thường diễn ra vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Vào những ngày này, đông đảo đồng bào Chăm từ khắp các tỉnh đổ về ba nơi hành lễ chính: đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê thuộc huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai thuộc thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.
Sáng ngày đầu tiên của năm mới, các chức sắc Chăm cùng bà con xa gần tề tựu đầy đủ về ba nơi hành lễ, ai nấy đều diện quần áo mới chỉnh tề. Lễ cúng gồm hoa quả, bánh trái, cơm và rượu thịt. Các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mai rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bóng đảm nhiệm việc dâng rượu và múa mừng.
Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Từ ngày thứ ba đến hết ngày thứ 7 hay thứ 9, đến lượt các gia đình tổ chức ăn tết từ nhà này sang nhà khác. Mỗi gia đình chỉ được phép lựa chọn một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định.

Tết của người Chăm được gọi bằng cái tên Păng-Chabư, thường diễn ra vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Vào những ngày này, đông đảo đồng bào Chăm từ khắp các tỉnh đổ về ba nơi hành lễ chính: đền Pô Nưgar, tháp Pô Rômê thuộc huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và tháp Pô Klông Garai thuộc thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Sáng ngày đầu tiên của năm mới, các chức sắc Chăm cùng bà con xa gần tề tựu đầy đủ về ba nơi hành lễ, ai nấy đều diện quần áo mới chỉnh tề. Lễ cúng gồm hoa quả, bánh trái, cơm và rượu thịt. Các thầy Cả sư, phó Cả sư, thầy Bà xế, thầy Kè-ke vừa kéo đờn Kanhi (đờn mai rùa) vừa xướng văn tế lễ. Còn các bà Bóng đảm nhiệm việc dâng rượu và múa mừng. Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn tết tại nhà. Từ ngày thứ ba đến hết ngày thứ 7 hay thứ 9, đến lượt các gia đình tổ chức ăn tết từ nhà này sang nhà khác. Mỗi gia đình chỉ được phép lựa chọn một ngày duy nhất trong khoảng thời gian qui định.

Người Xơ Đăng có cái Tết rất giản dị được gọi là Tết Giọt nước. Tết Giọt nước được thực hiện vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt tay vào sửa sang lại các máng nước, tổ chức lễ

Người Xơ Đăng có cái Tết rất giản dị được gọi là Tết Giọt nước. Tết Giọt nước được thực hiện vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ Đăng bắt tay vào sửa sang lại các máng nước, tổ chức lễ "cúng máng" nhằm cầu Thần nước (tiếng Xơ Đăng là Yang Dak) ban cho mùa màng, nước non đầy đủ. Lễ cúng máng nước được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức, người tham gia vui say ca hát, nhảy múa, gái trai tự do trao đổi tâm tình. Sau đó người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra lấy nước từ các máng nước mang về nhà, tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày Tết.

Tết Cơm Mới của dân tộc Ê-đê ở Đăk Lăk thường rơi vào khoảng tháng 10 dương lịch khi lúa chín vàng nương rẫy. Lúc này các gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô, giã thành gạo; đồng thời mổ trâu bò, gà lợn để tổ chức ăn mừng lúa chín.
Lễ vật bắt buộc gồm 1-2 chóe rượu cần buộc chặt vào gốc cột nhà và vài đĩa cơm đặt giữa nhà. Trong khi làm lễ gia chủ hoặc thầy cúng lầm rầm khấn vái các vị thần của dân tộc Ê-đê.

Tết Cơm Mới của dân tộc Ê-đê ở Đăk Lăk thường rơi vào khoảng tháng 10 dương lịch khi lúa chín vàng nương rẫy. Lúc này các gia đình mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô, giã thành gạo; đồng thời mổ trâu bò, gà lợn để tổ chức ăn mừng lúa chín. Lễ vật bắt buộc gồm 1-2 chóe rượu cần buộc chặt vào gốc cột nhà và vài đĩa cơm đặt giữa nhà. Trong khi làm lễ gia chủ hoặc thầy cúng lầm rầm khấn vái các vị thần của dân tộc Ê-đê.

Đồng bào Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có cái Tết được gọi là “Chôn Chăm Mây” rơi vào tháng

Đồng bào Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có cái Tết được gọi là “Chôn Chăm Mây” rơi vào tháng "chét" theo lịch Khmer, tức là tầm tháng Tư dương lịch. Đối với họ Tết Chôn Chăm Mây cũng như một ngày lễ tôn giáo, đồng thời là dịp tẩy sạch bụi trần. Trong ngày đầu năm người Khmer thường đi viếng chùa, lễ Phật, sau đó xuống sông gánh cát lên đắp thành các ngọn núi cát xung quanh chùa. Từ mồng Bốn Tết trở đi mới là thời gian viếng chúc tụng lẫn nhau và tổ chức vui chơi tại sân chùa, dưới ánh trăng rằm.

Người Chơ-Ro hay Chu-Ru sinh sống tại Đồng Nai, Lâm Đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ-Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.

Người Chơ-Ro hay Chu-Ru sinh sống tại Đồng Nai, Lâm Đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ-Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái trình cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đãi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.

Bá Di (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.