Nghệ An: Cứu sống bệnh nhân bị vỡ túi giả phình động mạch chủ

Nghệ An: Cứu sống bệnh nhân bị vỡ túi giả phình động mạch chủ

Nguyễn Anh Ngọc

Nguyễn Anh Ngọc

Thứ 5, 17/08/2017 16:20

Đây là căn bệnh rất hiếm gặp trong y khoa khi bị vỡ túi giả phình động mạch chủ chậu do vi khuẩn Whitmore tấn công gây áp xe, hoại tử mạch.

Ngày 17/8, thông tin từ bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, bệnh nhân Vi Ngọc Hình (47 tuổi), trú tại Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực 2 tuần qua đã được xuất viện về nhà.

Trước đó, vào đầu tháng 7, ông Vi Ngọc Hình xuất hiện những cơn đau bụng quằn quại, sốt cao gần 40 độ; đồng thời, do không ăn không ngủ nên bệnh nhân bị sụt cân và suy kiệt sức khỏe.

Dù ông Hình đã điều trị tại cơ sở y tế tuyến huyện nhưng bệnh tình không đỡ, vì thế vào ngày 31/7, bệnh nhân được chuyển tuyến tới bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện vùng hố chậu trái của bệnh nhân có khối phình đập theo nhịp tim; đồng thời, hình ảnh siêu âm và chụp phim cắt lớp vi tính xác định động mạch chậu gốc trái có vị trí vỡ vào khoang sau phúc mạc, tạo thành túi giả phình kích thước 38 x 40mm.

Từ đó, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trực khuẩn Gram âm Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore). Trực khuẩn tấn công khối phình động mạch chủ gây nhiễm trùng, từ đó gây thủng mạch và tạo nên túi giả phình động mạch chủ chậu trái.

Đây là căn bệnh rất hiếm gặp trong y khoa, tiên lượng bệnh nhân rất nặng.

Sức khỏe - Nghệ An: Cứu sống bệnh nhân bị vỡ túi giả phình động mạch chủ

Mặc dù căn bệnh hiếm gặp nhưng ca phẫu thuật đã thành công.

Ngay sau đó, các chuyên ngành Ngoại lồng ngực, Gây mê hồi sức, Xét nghiệm, Dược lâm sàng hội chẩn và quyết định phẫu thuật cứu bệnh nhân. Ngày 4/8, bệnh nhân bước vào ca đại phẫu.

Ngay trước khi lên bàn phẫu thuật theo kế hoạch thì bệnh nhân bị vỡ bục khối giả phình, vì vậy, ông Hình được chuyển phẫu thuật cấp cứu tối khẩn để bảo toàn mạng sống.

Ca mổ thành công, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ tại khoa Hồi sức ngoại khoa trước khi chuyển về điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực.

Thạc sỹ, bác sỹ Phạm Văn Chung, Phó khoa Ngoại lồng ngực cho biết, trong suốt ca mổ, 3 lít máu và chế phẩm máu đã được truyền bù cho bệnh nhân. Ca mổ diễn ra có nhiều sự thay đổi, khiến các bác sỹ phải vất vả. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm và trình độ, ca mổ đã diễn ra thành công.

“Sau ca mổ, sức khỏe bệnh nhân ổn định, ăn uống được; tuy nhiên, mặc dù được ra viện nhưng ông Hình vẫn phải tiếp tục dùng thuốc chống đông và theo dõi chặt chẽ”, bác sỹ Chung chia sẻ thêm.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.