Đây còn là hai "kinh đô" của thanh sắc, nơi nghề kỹ nữ phát triển cực thịnh, nở rộ nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Riêng Lâm An còn được đặt biệt danh là “sắc hải” (biển nữ sắc).
Kỹ nữ Lý Sư Sư
Cổ xúy hưởng lạc luôn là nếp sống được các tầng lớp thống trị đề cao. Hoàng đế khai quốc của triều nhà Tống Triệu Khuông Dẫn (thế kỷ thứ 10) từng tuyên bố trước quần thần: “Tích lũy nhiều tiền bạc để hưởng lạc về sau”. Các hoàng đế Tống Nhân tông, Tống Chân tông cũng hết mức đề cao tư tưởng này.
Do vậy, chuyện nuôi kỹ nữ trong nhà trở thành “mốt thời thượng”, được phổ biến rộng rãi trong các gia đình quan lại, sỹ phu thời Tống.
Trong “Dã khách tùng thư” thời Nam Tống chép rõ: “Kim quý công tử đa sức cơ anh”, ý chỉ các gia đình giàu có, quyền quý thời bấy giờ thường nuôi dưỡng ca kỹ trong nhà hoặc cưới nhiều thê thiếp để dùng vào việc đàn ca, hát múa, tiếp rượu, mua vui cho chủ nhân lẫn khách khứa tới nhà.
Theo sử sách, thời bấy giờ, Âu Dương Tu - một chính trị gia, nhà thơ lớn đời Tống - có nàng ca kỹ nổi tiếng Bát Cửu muội, Tô Đông Pha, cũng là một nhà thơ lớn tham gia chính trường, có nhiều ca kỹ đàn hát tài tình... Tóm lại là những người phong lưu đều nuôi ca kỹ.
Điều kỳ quái là các tăng nhân, đạo sĩ thời Tống cũng không chịu sống cảnh cô quạnh, ẩn dật, mà lũ lượt nuôi ca kỹ hoặc cưới thêm thê thiếp về nhà. Theo “Thanh dị lục”, các tăng nhân của chùa Đại Tướng nuôi dưỡng kỹ nữ và gọi họ là các “phạn tẩu”. Tới thời Tống Huy tông, nhiều đạo sĩ cưới thêm thê thiếp để sống cảnh hoan lạc.
Chuyện ni cô làm thiếp trong thời Tống cũng khiến thiên hạ nhiều phen “giật mình”. Theo ghi chép trong “Tống sử”, năm 1196, một vị quan tên là Chu Hi vướng vào “thập đại tội trạng” (10 tội trạng lớn nhất), trong đó có tội “dụ dỗ hai ni cô và cưới làm ái thiếp. Chu Hi là học trò bốn đời của Trình Di và học trò của Chu Đôn Di. Trong suốt quãng đời 15 năm làm quan, Chu Hi dụng công học tập, rèn luyện trí thuật. Vì vậy tính thực hư của câu chuyện này hiện vẫn còn gây tranh cãi tới tận ngày nay.
Thoại Mỹ