Đại diện Mercer và Talentnet nhận định, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thay đổi khiến cả chủ doanh nghiệp và người lao động thận trọng hơn trong vấn đề tuyển dụng mới và thay đổi công việc.
Nguồn: Báo cáo khảo sát lương Mercer-Talentnet 2013
Công nghệ cao được đánh giá là một ngành “đang lên”, thiếu hụt những nhân sự giỏi và có kĩ năng chuyên môn cao vì vậy dẫn đến những biến động về nhân sự trong những năm gần đây.
Trong khi đó, tỷ lệ nhảy việc trong ngành Dược phẩm năm qua giảm nhẹ so với năm 2011 (16,2%), nhưng mức tăng vẫn cao hơn hầu hết các ngành khác. Đáng lưu ý, Dược phẩm là ngành có tỷ lệ tăng lương mạnh nhất trong năm qua (12%).
Tương tự như năm trước, sự ổn định nhân sự nhất năm 2012 vẫn ở ngành Dầu khí và Hóa chất với tỉ lệ nghỉ việc thấp nhất trong toàn thị trường là 6,3%, do tính chất đặc thù về nhân sự, ổn định của ngành và chế độ lương thưởng - đãi ngộ. (Dầu khí, Ngân hàng và Hóa chất là Top 3 ngành trả lương cao nhất).
Khối kinh doanh biến động nhân sự nhiều nhất
Nếu có sự so sánh về tình hình nghỉ việc của công ty Việt Nam và công ty nước ngoài, thì các công ty nước ngoài vẫn có tỷ lệ nghỉ việc ít hơn so với cụm công ty trong nước.
Khối kinh doanh vẫn là lực lương biến động nhân sự nhiều nhất cho cả trong và ngoài nước.
Nguồn: Báo cáo khảo sát lương Mercer-Talentnet 2013
Theo ghi nhận từ khảo sát, chỉ có 60% doanh nghiệp được hỏi quyết định tuyển thêm nhân viên (so với 68% năm 2012). Và tương tự năm ngoái có 3% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ cắt giảm nhân sự.
Các vị trí được săn đón nhiều nhất
Trưởng phòng kinh doanh, Chuyên viên kinh doanh và Trưởng phòng tiếp thị vẫn là các công việc được săn đón nhiều nhất, nằm trong nhóm 3 công việc các công ty khó tuyển dụng và giữ nhân tài nhất trong các năm qua.
Theo nhận định của đơn vị tư vấn, trong những năm tình hình kinh tế khó khăn, Trưởng phòng kinh doanh vô cùng quan trọng vì đây là vị trí mang đến doanh thu trực tiếp cho công ty.
Theo Trí Thức Trẻ