Nổi danh với vườn lan đẹp
Anh Lê Tuấn Tú, sinh năm 1981, tại Tuyên Quang, có đam mê với loài hoa phong lan từ năm 13 tuổi. Tuy còn rất nhỏ nhưng anh đã biết đi rừng tìm hoa lan, mang về trồng. Do chưa có kinh nghiệm và tuổi đời còn non nớt nên trồng hoa thường hay chết.
Tuy nhiên, anh không hề nản chí, cứ cây hoa nào chết anh lại lên rừngtìm cây hoa khác về trồng. Dù đi đâu làm gì nếu có dịp thì anh lại mua thêm vài cây lan về trồng.
Vào năm 2017 khi phong trào chơi hoa lan đột biến (lan var) phát triển thì anh đã chuyển sang sưu tầm và nuôi trồng thêm những loài hoa lan đột biến.
Đến nay đã phát triển thành vườn với diện tích vài trăm m2. Hiện tại, công việc trồng và chăm sóc vườn lan của anh Tú vẫn diễn ra đều đặn và thường xuyên. Ngành nghề nuôi trồng hoa lan của anh hiện tại chủ yếu nhân giống theo quy trình tự nhiên, không có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật.
Lý giải nguyên nhân lan rừng dễ bị chết rễ
Nghệ nhân Lê Tuấn Tú đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến lan rừng bị chết dễ như sau:
Xử lý giá thể chưa đúng cách
– Do trồng quá chặt
– Do lâu ngày không thay giá thể mới
Giá thể trồng hư mục do trồng quá lâu mà không thay mới (thường trên 2 năm) cũng có thể gây tình trang này do quá acid hoặc quá kiềm.
Chậu không thích hợp
Nếu bạn trồng trong chậu đất nung, có thể chậu có bị quá nóng vào buổi trưa hay chiều. Nóng quá cũng làm thun rễ khi bám vào. Bạn cần kiểm tra chậu và thay chậu nếu cần thiết.
Kĩ thuật ghép cây chưa đúng
Không nên cố định rễ quá chặt. Dùng quá nhiều đinh làm ảnh hưởng đên sự ra rễ của cây hay cố định cây lan chưa vững, đong đưa khó ra rễ.
Bón phân quá sớm hoặc quá nhiều
Tưới phân hoặc thuốc nấm hoặc diệt vi khuẩn sớm quá trong khi đầu rễ còn non nên thun lại không mọc tiếp. Cách khắc phục: tưới lại bằng nước không tưới phân hoặc thuốc cho đến khi ra rễ mới.
Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ cháy xám lại. Vì vậy nên bón phân rất loãng và thưa (Weakly & weekly). Không nên bón bằng phân viên, phân hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh.
Tưới quá nhiều nước
Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn. Cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.
Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước. Nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.
Do thay đổi khí hậu
Do di chuyển thay đổi khí hậu,tiểu khí hậu có thể làm cây không ra rễ mới, có khi đến 6 tháng vẫn không ra rễ mới, nhưng cây vẫn mạnh khoẻ. Tuy nhiên, vào mùa thích hợp sẽ ra rễ và giả hành to khoẻ.
Cây lan bị bệnh
Cây mang mầm bệnh hay cây quá yếu nhất là cây đã có ra rễ rồi bị thui chột đi.
Đó là một số nguyên nhân có thể khiến cây lan bị chết rễ. Hy vọng bạn có thể tìm ra được những giải pháp khi cây hoa gặp những tình trạng trên.
Để có thể biết thêm về kỹ thuật trồng hoa của nghệ nhân Lê Tuấn Tú, bạn có thể tới thăm vườn hoa Lan Var Sông Lô tại Tuyên Quang của người nghệ nhân tài ba này.
Tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/profile.php?id=100013846841233
TIẾN HẢI