Bản đồ tuy không đắt tiền nhưng thường in bằng một ngôn ngữ lạ hoắc, đã thế nhiều bản đồ in từ mấy chục năm trước trong khi phố xá thay đổi hằng ngày.
Dùng điện thoại có vẻ văn minh, nhưng nhiều lúc chả có wifi, chả có 3G, chưa kể cầm điện thoại đắt tiền giữa phố xá đông đúc có thể làm mồi ngon cho kẻ gian.
Thôi, tốt nhất là hỏi đường. Cách này rất trực quan, rất thuận tiện vì người dân ở đâu nhìn chung chả mến khách, chả tận tình. Thêm vào đó, nếu mình là trai đẹp, mình cứ việc chọn gái đẹp mà hỏi, thế là dễ làm quen, vừa biết đường vừa biết thêm một mối tình thơ mộng.
Nhưng chỉ đường cũng có nghệ thuật của nó. Tèo kể với tôi, có lần nó du lịch sang Paris, hỏi đường tới tháp Eiffel, một cô gái đã chỉ:
- Anh cứ đi thẳng, qua ngã tư rẽ trái, tới ngã ba rẽ phải, đi hai chục mét sẽ có một con hẻm, đi vào hẻm ba cây số sẽ gặp một cây cầu, leo lên giữa cầu chờ năm phút sẽ có thuyền đi qua, nhảy từ cầu xuống thuyền đi khoảng hai chục phút sẽ gặp một đàn vịt, cứ bơi theo đàn vịt anh sẽ gặp một đàn cá, chạy dọc theo đàn cá khoảng ba cây số anh sẽ gặp một ông câu cá đội mũ xanh, nhìn sang bên trái ông đội mũ xanh anh sẽ gặp một bà đang giặt đồ, hỏi bà giặt đồ anh sẽ tìm ra bến xe buýt, leo lên xe buýt anh nhớ đừng mua vé, khi bị ông soát vé tống cổ xuống anh cứ đi thẳng, sau đó rẽ trái ba lần nữa sẽ chắc chắn tới tháp Eiffel vĩ đại.
Tèo bảo tôi:
- Tuy cô ấy chỉ bảo rất nhiệt tình, tớ vẫn toát mồ hôi và không sao nhớ nổi, từ đấy, tớ hiểu rằng muốn cho khách nhớ, không thể chỉ một cách khô khan mà phải cho nó có hồn.
Tôi ngạc nhiên:
- Chỉ đường có hồn là chỉ như thế nào?
Tèo giảng giải:
- Thế này nhé, ví dụ như tớ đang đứng ở Thủ Đức, có một em hỏi đường tới nhà thờ Đức Bà, tớ sẽ bảo như sau: “Em hãy đi tới ngã tư trước mặt nơi có ba chiếc xe nước mía đang đậu, em cứ chọn cái xe nào có ly không rửa sạch thì đi về phía phải nó, tới một quán cơm, vào ăn đĩa cơm, nếu đề giá ba chục ngàn mà đứng lên người ta tính một trăm thì em cứ chạy ra cửa sau của quán rồi đi thẳng, tới một ngã ba lúc nào cũng kẹt xe em nhảy qua một cái hàng rào màu xanh, đi chừng hai chục phút sẽ tới một ngã tư lúc nào cũng ngập nước, lội qua ngã tư đấy em sẽ thấy một tiệm sửa xe gắn máy, dù vá một lỗ cũng tính hai trăm ngàn, em lao qua tiệm này, chạy một đoạn sẽ gặp một ngã ba có cửa hàng thuốc luôn bán thuốc quá đát, em nhìn về phía tay trái sẽ thấy một hàng chả lụa làm từ thịt heo bệnh. Em hỏi bà bán giò chả tới phố rượu vang pha với thuốc trừ sâu, đến phố đó rồi em sẽ nhìn thấy một tiệm bán cơm cháy chà bông chuyên phơi ở vỉa hè, đi vòng sau tiệm em sẽ gặp hàng bún bò có pha thuốc tẩy trắng khiến các bát bún đều trắng tinh, nhằm thẳng phía trước hàng bún này em sẽ đi khoảng mười phút thì thấy quán bò nhúng dấm, chạy qua quán ba trăm mét em ngẩng lên cao sẽ thấy tháp nhọn của nhà thờ Đức Bà, đi nhìn tháp này mà tiến tới cho tới khi sụp vào một hố ga trên đường em sẽ đến ngay cửa nhà thờ”.
Nói xong, Tèo xoa tay đắc chí:
- Đấy, phải chỉ đường như thế, khách khứa mới hiểu rõ và dễ nhớ!
Theo Lê Hoàng (Thanh niên)
Đọc thêm: Nhờ Bill Gates thay toán tiền ăn ở nhà hàng
> Cô giáo cho học sinh... 'ăn cơm trước kẻng'
> Nhóm nam nữ khỏa thân chiên xào nấu nướng trong bếp
> 'Mọi nhân viên ở đây đều nghiện phim sex'
> Cô gái đẹp khỏa thân lõa lồ trước đại tiệc
> Bị hiếp dâm 'nhanh gọn' trong thang máy