Cô Rajeshwari Karnan, người Ấn Độ, đã 2 lần được báo chí thế giới đưa tin khi khẳng định cả 2 đứa con của cô tự nhiên bốc cháy.
Vụ thứ nhất vào năm 2013, em bé có tên Rahul được hàng xóm phát hiện đang khóc thét trong nôi vì cơ thể đang bốc cháy. Rahul được đưa vào bệnh viện và đã được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện ở Viluppuram.
Tuy nhiên 3 tháng sau, bà mẹ tuyên bố rằng đứa con kỳ lạ "cứ tự nhiên cháy đùng đùng" không rõ nguyên nhân, bất ngờ hơn là cậu bé thứ 2 cũng xảy ra tình trạng tương tự như người anh của mình.
Tại bệnh viện, mọi người đều xót xa trước những vết bỏng rộp của 2 đứa trẻ, sẹo chồng chéo sẹo cùng những cơn đau rát ở da thịt.
Tuy nhiên, bệnh viện hiện đang từ chối cho đứa trẻ xuất viện vì lo ngại người mẹ đã bịa ra chuyện hai con của mình tự bốc cháy để được lên báo và nổi tiếng.
Họ nghi ngờ cô Rajeshwari Karnan đang bị hội chứng tâm lý Munchausen. Biểu hiện của hội chứng này là cha mẹ tìm cách làm hại con mình để gây được sự chú ý.
Trưởng khoa bệnh viện Narayana Babu nói: "Các xét nghiệm cho thấy em hoàn bình thường. Cha và mẹ của em cũng được xác định tâm lý là bình thường".
Nhà tâm lý học trẻ em Shiva Prakash Srinivasan nói: "Việc đưa con vào bệnh viện trong trường hợp nguy kịch đã gây ra sự chú lớn không chỉ ở Ấn Độ mà còn trên toàn thế giới đối với người mẹ".
Dẫu biết trên toàn thế giới đã có hơn 200 trường hợp tự bốc cháy như ngọn đuốc.
Nhà nghiên cứu sinh vật học người Anh Brian J. Ford cơ thể người có thể tự cháy bởi tác động của chất hóa học gọi là acetone được sản xuất một cách tự nhiên bên trong cơ thể người.
Nhiều giả thuyết được đặt ra quanh hiện tượng tự bốc cháy SHC (Spontaneous Human Combustion), tuy nhiên, đến ngày nay hội chứng ấy vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu tìm đáp án bởi làm cách nào con người tự bốc cháy mà không có sự tác động từ bên ngoài.
Nguyên Anh (Nguồn The Times of India)