Nghị quyết về xử lý nợ xấu có giúp người vi phạm thoát trách nhiệm?

Nghị quyết về xử lý nợ xấu có giúp người vi phạm thoát trách nhiệm?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 3, 23/05/2017 16:28

“Cử tri mong muốn Nghị quyết về xử lý nợ xấu không vô tình làm cho một số người có sai phạm gây tổn thất mà thoát được trách nhiệm”, ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu.

Xã hội - Nghị quyết về xử lý nợ xấu có giúp người vi phạm thoát trách nhiệm?

 ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu.

Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 13 luật, 3 nghị quyết; cho ý kiến về 5 dự án luật. Đặc biệt, kỳ họp này, Chính phủ đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Tại phiên thảo luận tại tổ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sáng nay (23/5), nhiều ĐBQH đã có ý kiến về vấn đề này.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) phát biểu thảo luận: “Nghị quyết về Xử lý nợ xấu, chúng ta bổ sung vào gấp quá. Nhưng qua nghiên cứu, tôi có mấy câu hỏi cần được giải đáp. Thứ nhất, việc tháo gỡ xử lý nợ xấu tôi cho rằng cần thiết, nhưng  cách tháo gỡ là vấn đề quan trọng.

Bây giờ, bằng một Nghị quyết Quốc hội mà có một số quy định khác với luật hiện hành, trái với một, thậm chí một số luật hiện hành, sẽ gây ra thắc mắc lớn trong nhân dân, cử tri, trong cán bộ, công chức.

Qua tờ trình, chúng tôi thấy phải suy nghĩ lại về điều này. Cách chúng ta làm, cách chúng ta tháo gỡ phải được tính lại.

Nếu vội, mình cũng cần có thời gian tính kỹ hơn. Với trí tuệ của chúng ta, đội ngũ ngân hàng, đội ngũ các nhà doanh nghiệp, đội ngũ các bộ ngành, các luật gia, luật sư, chúng ta sẽ có cách tháo gỡ, góp phần tạo điều kiện giải quyết nợ xấu nhanh hơn mà không nhất thiết bằng một tiền lệ trái với luật hiện hành.

Tuy nghị quyết và luật có giá trị như nhau nhưng tính chất của nó thì khác nhau. Luật rất phổ cập và cần sự ổn định lâu dài, sự ổn định này làm cho người dân và các nhà đầu tư yên tâm thiết kế các giao dịch, xây dựng các hợp đồng trung hạn và dài hạn.

Nếu chúng ta cho phép bằng một nghị quyết trái với luật hiện hành, đây là một tiền lệ chúng ta cần cân nhắc.

Một băn khoăn nữa, vừa rồi, vấn đề nợ xấu gây tổn thất lớn cho xã hội. Và có những quyết định kể cả ở phía các chủ ngân hàng, các cổ đông lẫn các cơ quan Nhà nước gây tranh cãi, chủ trương ấy liệu đã hợp lý chưa, đã tính toán hết cái giá phải trả chưa và thực sự có cơ sở pháp lý chưa?

Một số chủ trương giải quyết trước đây và đến Nghị quyết này, đã có một số Đại biểu, dư luận e ngại sẽ giúp một số người thoát được trách nhiệm.  

Những hậu quả để lại của nợ xấu rất nặng nề, Nhà nước phải đi lãnh đến mấy chục ngàn tỷ nợ xấu mà bây giờ phải chịu trách nhiệm trước dân. Không có con đường nào khác, cuối cùng, ngân sách, tiền thuế của dân trả.

Còn chúng ta xử lý một số cá nhân chậm chạp, thu hồi tài sản không được bao nhiêu. Những tổn thất này cần phải được đánh giá. Tôi rất hoan nghênh nếu như qua Nghị quyết này, chúng ta tháo gỡ được khó khăn, nhưng cử tri mong muốn Nghị quyết không vô tình làm cho một số người có sai phạm gây tổn thất mà thoát được trách nhiệm”.

Đỗ Thơm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.