Nghi triệu chứng HIV sau một lần 'xõa' với gái làng chơi

Nghi triệu chứng HIV sau một lần 'xõa' với gái làng chơi

Thứ 5, 27/12/2012 23:42

'Tôi là Tuấn, năm nay 21 tuổi. Ngày 3 Tết tôi cùng các bạn đi nhậu đầu năm và bạn tôi có rủ rê tôi đi 'xõa'. Tất cả mọi người đều đi chẳng nhẽ tôi lại bỏ, thế là tôi theo các bạn tôi đi', một nam thanh niên bày tỏ trên diễn đàn về HIV'.

Tuấn hoảng hốt nói tiếp: 'Và lần đó tôi chưa rõ về HIV mấy nên liều 'chơi' không áo giáp và cứ thế tôi chợt nhớ lại hoảng gần 2 tháng sau tôi bị các triệu chứng này: Đau đầu; Lên ban đỏ; Sổ mũi; Lên hạch. Sau khoảng 10 ngày thì hết. Tôi có lên Bệnh viện E khám và xét nghiệm thì kết quả âm tính'.

Xã hội - Nghi triệu chứng HIV sau một lần 'xõa' với gái làng chơi

Xét nghiệm máu tìm ra virus HIV hay không.

> Người lây nhiễm HIV đầu tiên do truyền máu tại Pháp

'Sau đó hơn 3 tháng thì tôi có đi xét nghiệm lại lần 2, tức là gần 4 tháng so với ngày tôi 'xõa' không dùng bao cao su nhưng kết quả là âm tính. Tôi mừng'.

Đến bây giờ gần 10 tháng rồi, Tuấn cho biết là mình 'vẫn bình thường và sống khỏe mạnh' nhưng lại bị lên hạch nhiều ở cổ , nách , háng bẹn. 'Vậy tôi hỏi như trường hợp của tôi liệu có phải đấy là triệu chứng của HIV hay không?'

Chuyên gia trả lời:

Xét nghiệm HIV cho kết quả: dương tính (+) là đã nhiễm HIV, âm tính (-) có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm nhưng còn trong "thời kỳ cửa sổ", cần làm lại xét nghiệm để xác định."Thời kỳ cửa sổ" kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời điễm thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh do có hành vi nguy cơ như: quan hệ tình dục, chích ma túy chung kim ống v.v... là 6 tháng.

Dĩ nhiên, trong khi chờ làm lại xét nghiệm, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới.

Như vậy, bạn vẫn cần xét nghiệm lại đấy.

Lặng lẽ bên chiếc bàn trong căn nhà bạt dựng tạm bợ, các tư vấn viên về HIV như ông Phó Đức Thuận (Trung tâm Xét nghiệm tự nguyện HIV, Ngôi nhà Tuổi trẻ, Hà Nội) đã gặp không ít trường hợp đến xét nghiệm HIV đầy bi kịch và tuyệt vọng.

> Đột phá của y khoa hiện đại: Dùng virus HIV để chữa ung thư máu

Ông Thuận chia sẻ với chúng tôi, không ít trường hợp mà ông từng gặp khi tham gia các buổi xét nghiệm lưu động, hầu hết những người đến với các phòng khám cố định hay lưu động tiến hành xét nghiệm HIV thường cảm nhận được nguy cơ lây nhiễm HIV và có các dấu hiệu khiến họ liên tưởng hoặc nghĩ đến khả năng mắc bệnh. Họ đến để khẳng định nghi ngờ của mình có chính xác hay không'...

> Đọc tiếp: Nhói lòng phía sau phòng xét nghiệm HIV tự nguyện

Hồng Hoa


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.