Một nghĩa trang 6.000 năm tuổi mới được các nhà khảo cổ học phát hiện.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Renée Friedman, nhà Ai Cập học đến từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã cùng đến địa điểm của khu mộ cổ người nằm lẫn "quái thú" nói trên là Hierakonpolis, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Thành phố Chim Ưng".
Tọa lạc ở vị trí đó hiện tại là thành phố Kom el-Ahmar. Nơi đây đã sớm thành thủ đô tôn giáo và chính trị của Thượng Ai Cập vào cuối thời kỳ tiền sử (khoảng giữa năm 3200 và 2686 TCN), tuy nhiên khu định cư cổ đại nhất được dựng nên ở đây lên tới 6.000 năm tuổi.
Những dấu tích đầu tiên của khu nghĩa trang kỳ dị đã được tìm thấy từ thế kỷ thứ 19 bởi các nhà khảo cổ người Anh James Quibell và Frederick Green.
Khu phế tích đặc biệt có chứa hàng loạt mộ cổ kỳ dị, đó chưa phải là tất cả, bao quanh hài cốt của người là những bộ xương động vật không xác định giống loài.
Câu chuyện ấy mãi là điều bí ẩn đến thời điểm hiện tại, khi các công nghệ máy móc phân tích hình ảnh được ứng dụng trong công tác khảo cổ, người ta đã chứng minh được rằng các bộ dị cốt trong hầm mộ không phải của quái thú mà chính là xương của khỉ đầu chó, mèo, voi, hổ, báo thậm chí là cá sấu sông Nile và hà mã.
Mặc dù những con vật được chôn cất cùng với chủ nhân ngôi mộ cổ, nhưng quá trình nghiên cứu cho thấy khi còn sống, nhiều con vật có các vết thương đã được chưa lành bởi bàn tay con người. Nói cách khác, chúng chính là những con vật nuôi.
Theo các tác giả, việc nuôi nhốt các con vật này như một vườn thú nhỏ có thể đã rất phổ biến nơi thành phố Ai Cập cổ đại này.
Giết dã thú đã khó, giữ được chúng sống và thuần phục càng chứng minh quyền lực của chủ nhân.
Các nhà khảo cổ tin rằng quy mô thành phố cổ này và khu mộ cổ còn rất lớn và cho đến nay họ chỉ mới khai quật chưa tới 1/4 khu chôn cất. Công việc vẫn đang tiếp diễn và hứa hẹn nhiều phát hiện kỳ thú.
Nguyên Anh (Nguồn UC Berkeley)