Nghịch lý: Người nông dân được mùa – rớt giá, được giá – mất mùa (7)

Nghịch lý: Người nông dân được mùa – rớt giá, được giá – mất mùa (7)

Thứ 2, 02/09/2013 07:50

Không có khả năng trữ lúa sau thu hoạch, mơ hồ nhu cầu thị trường đã khiến nhà nông không thể ‘ngốc đầu’ lên nổi.

Nghịch lý lớn nhất của sản xuất lúa gạo tại Việt Nam là điệp khúc “được mùa – rớt giá, được giá – mất mùa”. Vì phải loay hoay với nguồn tín dụng “vay – trả đáo hạn – vay”, người nông dân không thể trữ lúa lại để chờ giá lên rồi bán. Khi phải bán như “chạy giặc” vào mùa lúa rộ đồng thì sẽ làm lượng cung lớn hơn cầu, giá thành sẽ hạ xuống, người nông dân không thể có lời.

Vấn đề này chủ yếu nằm ở khâu sản xuất. Người dân cứ trồng, ai mua thì không biết, khi lúa chín thì nháo nhào tìm người tiêu thụ. Lúc này, dù biết bị “ép” thế nào cũng phải “cắn răng” mà chịu, nông dân luôn trong tư thế bị động. Chính vì thiếu kiến thức, không nắm rõ thị trường, khi lúa được giá thì khâu trung gian luôn “no” nhưng khi mùa màng thất bát thì người nông dân “đói” triền miên.

Miền nam - Nghịch lý: Người nông dân được mùa – rớt giá, được giá – mất mùa (7)

Ảnh: Khi lúa rộ đồng, nông dân bán như "chạy giặc" khiến giá lúa giảm nhanh.

Thực trạng nông dân trồng lúa, doanh nghiệp thu mua gạo nên mới phát sinh nhiều khâu trung gian. ‘Vấn đề ở đây là phải làm sao để nông dân và doanh nghiệp cùng ngồi trên một con thuyền’, GS – TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cho biết.

Tuy nhiên, hiện nay một số doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu ‘ăn sỏi ở thì’, hám lợi tức thì đã dùng chiêu thức mua gạo xịn trộn với gạo dỏm để bán nhiều tiền. Chính điều này đã đánh mất thương hiệu hạt gạo nước ta trên thị trường. Làm người nông dân càng thêm điêu đứng. Để xóa bỏ tình trạng này, cần kinh doanh lúa gạo theo chuỗi hợp thức hóa. Cần tạo ra chuỗi khép kín, kinh doanh hạt lúa ngay từ trên đồng để tạo ra hạt gạo chất lượng, đạt chuẩn có thương hiệu bền vững.

Theo đại diện Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, nhà nước phải làm trung gian giữa doanh nghiệp và nông dân. Để khi có vấn đề xảy ra, nhà nước sẽ đứng ra hòa giải, đảm bảo lợi ích của các bên.

Miền nam - Nghịch lý: Người nông dân được mùa – rớt giá, được giá – mất mùa (7) (Hình 2).

Ảnh: Cần tổ chức lại sản xuất để người nông dân thoát nghèo, trẻ em có điều kiện học hành

Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách hộ trợ nông dân thành lập những loại hình: hợp tác xã, công ty cổ phần… do nông dân làm chủ. Từ đó có thể tập hợp những hộ nông dân canh tác nhỏ lẻ, manh múng vào dây chuyền sản xuất quy mô. Ngoài ra, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về tận đồng ruộng để tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí. Khi nông dân có thể làm “chủ” sản phẩm mình tạo ra thì mới mong thoát nghèo, góp phần phát triển đất nước giàu mạnh được.

Lộc Bình

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.