Điển hình là hộ gia đình của ông Hai Khoảnh (Lấp Vò, Đồng Tháp) có 6 công tầm cắt trồng lúa. Tuy nhiên, với giá lúa bấp bênh nghề trồng lúa chẳng đủ lo cho gia đình 10 người gồm vợ chồng, con cái của ông. Tình hình dịch bệnh kéo dài, thua lỗ triền miên… buột ông phải bán dần số đất để trả nợ và trang trãi cuộc sống gia đình. Sau khi bán lúa, gia đình ông chuyển sang nuôi vịt. Sau đợt, dịch cúm tràn lan toàn miền Tây, ông 'chia tay' với bầy vịt chạy đồng.
Hiện tại, ông Khoảnh chỉ canh tác 1 công đất để trồng lúa ăn. Bên cạnh đó, gia đình ông đan bội bán cho chủ hoa kiểng để kiếm sống. 'Khoảng 10 phút thì em đan được một chiếc bội. Đan được 100 bội thì bán lời được 20 ngàn đồng', em Mỹ Liên (17 tuổi, con ông Khoảng) cho biết.
Ảnh: Ngoài giờ học, 2 chị em Mỹ Liên phải đan bội phụ giúp gia đình
Tại Cần Thơ, nhiều gia đình đồng báo Khmer không thể bám trụ đồng ruộng phải rao bán đất. Bỏ ruộng, họ làm đủ thứ nghề để kiếm sống: từ phụ hồ, vát lúa mướn, công nhân… Điển hình gia đình bà Liêu Phai (60 tuổi), chỉ giữ lại 3 công ruộng trồng lúa nuôi 15 miệng ăn trong nhà. Ngoài việc đồng án do 2 vợ chồng già “ôm sô”, tất cả các con cháu trong nhà đều bỏ đi tứ xứ làm thuê, làm mướn đủ thứ việc.
Ảnh: 3 công ruộng chỉ còn 2 vợ chồng ba Liêu Phai canh tác, con cháu bà phải đi làm thuê, làm mướn
Tình trạng này kéo theo hệ lụy người giàu gom hết đất, người nghèo mất tư liệu sản xuất phải chuyển đổi nghề, chủ yếu làm thuê cho người giàu. Điều này khiến nỗ lực giảm nghèo của nước ta càng đi vào tình thế “bí”. Ông Nguyễn Văn Đen – Phó Chủ tịch Thị trấn Thới Lai cho biết, toàn thị trấn có 50% hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên tổng diện tích 500ha. Nhiều hộ làm nông đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo đang có tình trạng 'dồn điền đổi thửa'. Đây là hệ quả của việc sản xuất manh múng, làm ăn thua lỗ khiến nợ nần chồng chất, phải bán ruộng.
Lộc Bình