Nghịch lý: Nông dân làm ra gạo xịn, ăn gạo dỏm (2)

Nghịch lý: Nông dân làm ra gạo xịn, ăn gạo dỏm (2)

Chủ nhật, 18/08/2013 16:17

Đối với nhiều nông dân miền Tâym đang tồn tại nghịch lý chuỗi giá trị “Hạt lúa thì khóc, hạt gạo thì cười”. Nông dân sản xuất ra hạt lúa đạt chất lượng cao để bán ra thị trường, thế nhưng họ phải mua lại hạt gạo kém chất lượng để mong no bụng.

Gia đình anh Trần Văn Trí (ngụ ấp Đông Lợi, xã Đông Bình, huyện Thới Lai. TP Cần Thơ) có 6 công lúa giống giống R50404. Vì không có sân phơi nên anh phải bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái với giá 3.600 đồng/kg. Trừ hết chi phí, sau ba tháng ròng rã anh kiếm được gần 6 triệu. “Mấy năm trước, con tôi còn nhỏ nên để lại quê cho ông bà chăm. Hai vợ chồng tôi lên Sài Gòn buôn tập sách còn kiếm được hơn 5 triệu/tháng. Vậy mà giờ quay về quê nhà làm ruộng số tiền kiếm được chỉ bằng 1/3 làm thuê cho người khác. Nếu tình trạng này tiếp diễn, không biết tôi có thể bám ruộng được bao lâu”, anh Trí buồn rầu nói.

Miền nam - Nghịch lý: Nông dân làm ra gạo xịn, ăn gạo dỏm (2)

Với giá lúa bấp bênh như hiện tại, anh Trí không biết mình còn bám ruộng được bao lâu nữa.

Cách nhà anh Trí hơn chục cây số là hộ ông Trần Văn Tám (SN 1953). Gia đình ông Tám trồng 9 công tầm cắt, giống lúa OM4218, mỗi tháng thu nhập 800 ngàn/người từ làm ruộng. Chi phí đó gia đình ông dùng chi phí sinh hoạt, ăn uống. Còn tiền đám tiệc, tết, giỗ… bà Tám phải kinh doanh thêm bằng việc cho thuê sạp dựng đám tiệc.

Miền nam - Nghịch lý: Nông dân làm ra gạo xịn, ăn gạo dỏm (2) (Hình 2).

Ông Tám buồn rầu trước cánh đồng của mình

Bưng mâm cơm còn nóng hỏi, bà Tám e đon đả: “Cá này con tôi bắt ngoài ruộng, rau thì hái ngoài vườn, chỉ có loại cơm này hơi khô nên hơi khó ăn”. Loại gạo mà vợ ông Tám nói là giống R50504, loại gạo chất lượng thấp, có tính chất nở nồi nên cho nhiều cơm, chủ yếu dùng để sản xuất bún, bánh tráng... Ông Tám tiếp lời: “Mình trồng giống lúa OM4218 hạt dài, đẹp nấu cơm ra thơm và dẻo nhưng mà không dám ăn, để bán có lời hơn. Sau đó mua lại mấy bao lúa R50404 này về xay thành gạo rồi ăn dần. Tuy nó không ngon nhưng gạo này nấu được nhiều cơm, ăn no hơn”.

Miền nam - Nghịch lý: Nông dân làm ra gạo xịn, ăn gạo dỏm (2) (Hình 3).

Ông Tám "khoe" sổ thu - chi với số tiền lời ít ỏi nên chỉ dám ăn gạo dỏm.

Bưng chén cơm còn đang nóng hổi lùa vào miệng ăn, chúng tôi cảm thấy có gì đó nghẹn đắng. Để làm ra hạt lúa, người nông dân phải quần quật làm ngoài đồng bất kể mưa nắng. Nhìn những người nông dân, ai cũng như già hơn so với tuổi vì phải vất vả “vật lộn” với thời tiết để tìm đường mưu sinh. Vậy mà, nơi vựa lúa lớn nhất cả nước, người dân không thể ăn bát cơm ngon do chính mình làm ra.

Lộc Bình

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.