Gia đình anh Đặng Ngọc Cần (34 tuổi, ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) trồng 10 công tầm cắt giống lúa OM4218. Đến mùa gặt đông ken, thương lái vào “ép” anh bán đồng giá loại giống R50404. Vì không có sân phơi, kho trữ lúa mà không bán thì lúa lên mộng coi như bỏ. Giống OM4218 là loại lúa hạt dài, đẹp, khó trồng hơn nhưng anh phải ngậm ngùi bán đồng giá loại dống chất lượng thấp như R50404. “Chắc vụ sau tôi chuyển qua R50404 luôn quá. Tuy lúa đó chất lượng không cao nhưng dễ trồng, năng xuất cũng khá. Mình trồng loại lúa tốt mà phải bán đồng giá như vậy thì uất ức cho người dân quá”, anh Cần ứa nước mắt chia sẻ.
Cạnh nhà anh Cần là hộ ông Võ Văn Vô (SN 1956). Ông trồng ba công tầm cắt giống lúa R50404. Mỗi vụ thu hoạch ông lời được 12 triệu. Số tiền đó dùng để lo toàn bộ chi phí cho bốn nhân khẩu trong vòng 3 tháng.
Ảnh: Ông Vô đang phơi giống lúa R50404
“Tôi trồng ít nên đem lúa về nhà phơi khô, giữ lại trong nhà đợi giá nhỉn lên vài đồng bán mong lời thêm được vài trăm ngàn”, ông Vô vừa cào lúa vừa nói. Khi chúng tôi hỏi, có biết giống lúa này Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long khuyến cáo không nên trồng không thì ông trả lời tỉnh bơ: “Biết chứ, khuyến cáo không trồng mấy năm nay rồi. Năm ngoái, có vụ tôi chuyển sang giống lúa khác. Trồng xong, thương lái không mua. Họ bảo chỉ mua giống R50404 thôi. Trồng giống khác, chất lượng có cao hơn, mà năng xuất không cao hơn đâu, lại khó trồng vì mình không quen. Nhưng mà thương lái không mua thì tôi trồng giống tốt bán cho ai?”.
Ảnh: Sau khi phơi khô, ông Vô trữ lúa trong nhà đợi được giá bán để có thêm phần lời.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp “ăn sỏi, ở thì” tìm mua loại lúa R50404 để trộn với giống tốt nhằm bán được lợi nhuận cao hơn. Chính điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị hạt gạo, làm hạt gạo không thể có thưởng hiệu trên thị trường. Vô tình “bẫy” người nông dân vào thế “tiến thoái lưỡng nan” giữa doanh nghiệp và chính sách nhà nước.
Lộc Bình