Ngộ độc thực phẩm được điều trị như thế nào?

Ngộ độc thực phẩm được điều trị như thế nào?

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Chủ nhật, 22/04/2018 11:39

Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau sau khi ăn uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Vậy làm sao để phát hiện và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm?

Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về ngộ độc thực phẩm, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Đặng Nam Anh hiện đang là giảng viên tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như biện pháp điều trị kịp thời để không xảy ra hậu quả đáng tiếc do ngộ độc thức ăn gây ra.

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân do đâu gây ra ngộ độc thức ăn?

Ngộ độc thức ăn thường xảy ra trong tập thể, nhiều người cùng bị. Ngộ độc thức ăn bao gồm:
Ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn. Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn (Salmonella, C.botulinum) hoặc chứa sẵn độc tố của vi khuẩn không bị hủy nhiệt độ cao (S.aureus) gây viêm dạ dày ruột.

Ngộ độc thức ăn không do nhiễm khuẩn: Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên như ngộ độc cá nóc (tetradotoxin), trứng cóc (bufotoxin), khoai mì (cyanic). Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi, tạo vị...
Ngộ độc thức ăn thường là nhẹ, tự khỏi bệnh trong 24 giờ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nặng và có thể tử vong với vi khuẩn như Botulus hoặc cá nóc.

Ngộ độc thực phẩm được điều trị như thế nào?

Khi bị ngộ động thực phẩm cần được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa 

Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể có khả năng gây ngộ độc thực phẩm:
• Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm
• Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
• Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
• Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh.
• Xử lý thực phẩm hoặc nấu nướng món ăn không đúng cách.
• Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
• Thức ăn không được nấu chín kỹ để “tiêu diệt” các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

Khi bị ngộ độc thức ăn bệnh nhân sẽ có các biểu hiện nào?

Biểu hiện lâm sàng: Nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt. Sốt thường gặp trong ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn. Dấu hiệu mất nước do nôn ói, tiêu chảy. Dấu hiệu đặc hiệu tùy tác nhân trong ngộ độc không nhiễm khuẩn. Triệu chứng lâm sàng tùy tác nhân nhiễm khuẩn.

Vậy nguyên tắc điều trị ngộ độc thực phẩm là gì và bệnh được điều trị như thế nào?

Nhanh chóng gây nôn để loại bỏ bớt thức ăn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc. Rửa dạ dày, than hoạt tính: Trường hợp nhẹ không cần rửa dạ dày, không dùng than hoạt tính. Chỉ rửa dạ dày và uống than hoạt tính khi ngộ độc thức ăn chứa độc tố nguy hiểm như C.botulinum, trứng cóc, cá nóc, khoai mì cao sản.

Để phòng ngừa không bị ngộ độc thực phẩm chúng ta cần đảm bảo các vấn đề gì?

Phòng ngừa là điều quan trọng nhất trong vấn đề ngộ độc thực phẩm nhất là trong mùa nắng nóng.

Do đó, chúng ta hãy hết sức lưu ý để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cần ăn chín, uống sạch.

Bảo quản tốt thức ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng. Không ăn cá nóc, trứng cóc, khoai mì cao sản. Không ăn nấm rừng, nấm lạ.

Xin cảm ơn bác sĩ.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.