Theo phản ánh của một số người dân khu vực này, vào khoảng thời gian trên, họ bất ngờ nghe tiếng động lớn từ công trường bên cạnh. Nhiều đồ dùng trong nhà rung chuyển như thể động đất.
Người dân khu phố hốt hoảng chạy ra khỏi nhà, phát hiện một chiếc cần cẩu dài khoảng 30m đổ vật, nằm ngang trong công trường. Phần đầu cần cẩu cùng các đầu móc, dây thép chắn 1/3 lòng phố Yên Phụ. Tại hiện trường, chiếc cần cầu sập dài khoảng 30m, đè bẹp dúm thùng container trong công trường. Đầu cần cẩu dập xuống làm hư một đoạn rào chắn.
Cảnh sập cần cẩu tại ngã tư Yên Phụ (ảnh: Dân trí)
Trước đó vào trưa 14/8, 4 em nhỏ rủ nhau đi tắm rồi chết đuối dưới ao nước công trình đang thi công (không có biển báo) tại huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tiếp đó trưa ngày 2/10, trong khu vực công trường xây dựng cầu đường hầm thuộc tuyến quốc lộ 2 (đoạn qua thôn Thạch Lỗi, Thanh Xuân, Hà Nội), một hố nước công trình cũng dìm chết 3 cháu nhỏ.
Khoảng 14 giờ 30 phút chiều nay 26/10, tại số 89 Lĩnh Nam (phường Mai Động, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động. Chiếc máy cẩu ép cọc đang thi công tại công trình xây dựng thuộc công ty Licogi 5 và công ty CP Đầu tư xây dựng Việt Nam quản lý bất ngờ bị một bên bánh xích sa xuống trúng hố khoan. Chiếc cần cẩu bị đổ nghiêng làm sập mái nhà của khu văn phòng công ty bên cạnh.
Sập cần cẩu tại công ty Licogi5
Còn rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra chết người do đơn vị thi công tắc trách như hố ga không đậy nắp, đào mương, rãnh không che chắn… Những tai nạn chết người xảy ra không chỉ với các cháu bé mà ngay cả với người lớn. Vần đề trên cần sự giám sát chẽ của các cơ quan chức năng cùng sự quan tâm sát sao của nhà quản lý công trình.
Tuấn Anh