'Ngoại giao đánh golf' của TT Trump sẽ vô hiệu với ông Tập Cận Bình?

'Ngoại giao đánh golf' của TT Trump sẽ vô hiệu với ông Tập Cận Bình?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 03/04/2017 19:42

Nếu ông chủ Nhà Trắng coi golf là một thú vui tiêu khiển thì với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đây là biểu tượng tham nhũng mà ông đang chống lại ở Trung Quốc.

Golf là một môn thể thao tiêu khiển được Tổng thống Mỹ Donald Trump khá ưa chuộng. Đây cũng là một trong những trò chơi mà ông từng sử dụng để gây dựng mối quan hệ với các nhà lãnh đạo thế giới khác, theo CNN.

Tuy nhiên, không nhiều người cho rằng, ông Trump cùng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có những giây phút thư thả bên trái bóng trắng tại Florida trong tuần này.

Tiêu điểm - 'Ngoại giao đánh golf' của TT Trump sẽ vô hiệu với ông Tập Cận Bình?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ. 

Trước đó các nguồn tin xác nhận, khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago thuộc sở hữu của ông chủ Nhà Trắng tại Palm Beach sẽ là nơi hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới có cuộc gặp lần đầu tiên vào ngày 6 và 7/4 tới đây.

Tuy nhiên, giới quan sát cho biết, việc mời người đứng đầu Trung Quốc dành thời gian chơi golf có thể sẽ khiến cả hai rơi vào tình huống khó xử.

Theo CNN, lý do đơn giản là bởi môn thể thao yêu thích của ông Tập thực chất lại là bóng đá, thay vì bộ môn thể thao quý tộc thời thượng như golf.

Trên thực tế, bản thân nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang tiến hành một cuộc chiến chống lại bộ môn thể thao này ở đất nước mình.

Kể từ khi lên nắm quyền gần 5 năm trước, ông Tập Cận Bình đã đóng cửa hàng loạt các sân golf trên khắp Trung Quốc và ban hành quy chế không cho phép các đảng viên chơi golf.

Dan Washburn, tác giả cuốn sách "The Forbidden Game: Golf and the Chinese Dream" (Trò chơi bị cấm: Golf và giấc mơ Trung Hoa - PV) một cuốn sách về vấn đề xây dựng sân golf ở Trung Quốc cho biết: "Đối với ông Tập, golf là một chủ đề nhạy cảm. Nó là một biểu tượng của tham nhũng mà ông ấy đang chống lại. Vì thế, thật khó để tưởng tượng một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc lại chơi golf một cách công khai".

Trung Quốc đã từng cấm chơi golf từ những năm 1949. Ngay cả khi việc xây dựng các sân golf bắt đầu rầm rộ trở lại vào những năm 1980 để thu hút đầu tư nước ngoài, Bắc Kinh vẫn phản đối và không hỗ trợ cho bộ môn thể thao này.

Đến năm 2004, một lệnh cấm triển khai các dự án sân golf mới trên phạm vi toàn quốc được đưa ra, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, do Trung Quốc đang dần thiếu nước và đất canh tác trầm trọng.

Tiêu điểm - 'Ngoại giao đánh golf' của TT Trump sẽ vô hiệu với ông Tập Cận Bình? (Hình 2).

Không chỉ ưa thích môn thể thao quý tộc, Tổng thống Trump cũng sở hữu nhiều sân golf đẳng cấp.

Tuy nhiên, các quan chức địa phương háo hức trước các khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc bán đất, thường dùng nhiều cách lách luật, cho đến khi ông Tập bắt đầu có các kế hoạch mạnh tay.

Trong khi đó, ở hướng ngược lại, Tổng thống Trump được biết đến là người không tiếc thời gian cho thói quen chơi golf của mình.

Sự xuất hiện của ông tại một câu lạc bộ golf ở Virginia hồi cuối tháng 3 đã gây ra những ồn ào không đáng có, khi các trợ lý của ông trước đó nói rằng... ông đang làm việc tại Nhà Trắng.

Điều này nhanh chóng trở thành cái cớ để các nhà chỉ trích phản bác những công kích ông Trump nhằm vào ông Obama trước đó, khi phàn nàn người tiền nhiệm tiêu tốn nhiều ngân sách, thời gian để chơi golf và đi nghỉ mát.

Người ta thậm chí còn nhớ lại tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng tại một cuộc vận động tranh cử mùa hè năm ngoái: "Tôi sẽ làm việc vì mọi người, chứ không có thời gian để chơi golf".

Theo CNN, Tổng thống Trump cần tham khảo cách làm của Tổng thống Richard Nixon, về "nền ngoại giao bóng bàn" mà nước này và Trung Quốc đã thực hiện trong lịch sử. 

Chuyến thăm thầm lặng

Tiêu điểm - 'Ngoại giao đánh golf' của TT Trump sẽ vô hiệu với ông Tập Cận Bình? (Hình 3).

Cựu Tổng thống Obama từng có cuộc gặp được cho là "hoàn hảo" với ông Tập Cận Bình.

Theo SCMP, chỉ còn vài ngày trước khi cuộc gặp thượng đỉnh hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung bắt đầu, vẫn còn những chi tiết khiến nhiều người thắc mắc.

Mặc dù cả thế giới biết về chuyến thăm, trên thực tế, vẫn chưa có một tuyên bố chính thức nào được đưa ra. Nhà Trắng không có một thông cáo chính thức, trong khi Bắc Kinh cũng không có động tĩnh.

Theo truyền thống, các cuộc gặp mặt giữa các vị nguyên thủ quốc gia luôn được thông báo cho giới truyền thông hàng tuần, hoặc theo lịch trình hàng tháng.

Pang Zhongying, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng, điều này là bất thường, khi không có xác nhận nào về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung, dù cho Ngoại trưởng Mỹ Tillerson vừa mới tới Trung Quốc.

Các nhà quan sát giải thích, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy, hai bên vẫn đang cố gắng thương lượng ở những phút cuối. Điều này phản ánh mức độ căng thẳng nhất định đằng sau hậu trường mà công chúng không thể biết đến.

"Hai nước có thể đang quan sát động thái của nhau một cách chặt chẽ, sẵn sàng hủy hội nghị thượng đỉnh nếu họ cảm thấy bị đe doạ theo cách nào đó", tờ SCMP nhận định.

Trong khi một số chuyên gia khác lại nhận định, kết quả của hội nghị thượng đỉnh không nên được coi là một lời tiên tri về tương lai quan hệ Mỹ -Trung.

Theo một bài bình luận của Liu Zhen trên SCMP, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng có cuộc gặp gỡ "hoàn hảo" với ông Tập, khi đã dành hết 8 tiếng đồng hồ nói chuyện với nhà lãnh đạo Bắc Kinh trong hai ngày. Nó cũng được các quan chức Trung Quốc ca ngợi là một "bước đột phá chưa từng có".

Mặc dù vậy, mọi thứ đã thay đổi vào năm ngoái, sau những bất đồng về vấn đề Biển Đông.

Đọc thêm>>> Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung: Điều gì được quan tâm nhất?

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.