Ngôi đền cổ phát lộ nhiều hiện vật lạ lùng

Ngôi đền cổ phát lộ nhiều hiện vật lạ lùng

Thứ 5, 27/12/2012 23:58

Ngày 9/12, sau khi tiến hành khai quật ngôi đền cổ bị vùi lấp trong cát hàng trăn năm tại thôn Tiến Thành, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), đã phát hiện thêm một số bộ phận kiến trúc cổ cùng với các hiện vật bằng chất liệu sành sứ có niên đại thời Nguyễn.

Ông Trần Hồng Dần - giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Các cán bộ chuyên ngành khảo cổ cơ quan này đã tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi đền cổ bị vùi lấp trong cát ở huyện Kỳ Anh. Ngoài những công trình đã phát lộ trước đó, thì đoàn còn tìm thấy ra một số bộ phận kiến trúc cổ cùng với các hiện vật bằng chất liệu sành sứ có niên đại thời Nguyễn.

Xã hội - Ngôi đền cổ phát lộ nhiều hiện vật lạ lùng Phát lộ ngôi đền cổ bị vùi lấp trong cát

Sau khi có quyết định khai quật khảo cổ khẩn cấp ngôi đền nói trên của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, Bảo tàng Hà Tĩnh đã phối hợp với Xí nghiệp khai thác Titan huyện Kỳ Anh xúc tiến công việc.

Trong quá trình khai quật đã phát lộ thêm một số hạng mục công trình kiến trúc cổ và các hiện vật bằng chất liệu sành, sứ cổ… bị vùi lấp cùng với ngôi đền hàng trăm năm dưới lòng đất. Các bộ phận kiến trúc cổ được phát hiện bao gồm: hệ thống bàn thờ ngoài trời, được kết cấu theo kiểu thức chân quỳ, hình chữ nhật, có kích thước cao 1.20m, rộng 0.60m, dài 1.40m làm bằng chất liệu đá tự nhiên. vôi vỏ hàu trộn với mật mía và nhựa cây kết dính.

Tiếp đến là nền móng của một ngôi miếu thờ hình vuông, có kích thước mỗi chiều, dài 2.50m, ở 4 gốc có 4 cột trụ hình vuông, cao 1.80m, rộng 0,2m, hai cột phía sau đã bị đổ, còn lại phần nửa của hai cột trụ phía trước miếu thờ, mặt trước hai cột trụ có khắc đôi câu đối bằng chữ Hán (đã bị mờ). Phía trong ở 4 góc nền miếu có 4 lỗ hình tròn ở 4 chân kê bằng đá hình vuông mỗi cạnh 0.50m. Đây có thể là 4 cột gỗ dùng làm kết cấu của ngôi miếu thờ đã bị phá hủy.

Xã hội - Ngôi đền cổ phát lộ nhiều hiện vật lạ lùng (Hình 2).

Một trong những công trình được khai quật từ ngôi đền cổ

Ngoài ra, tại khu vực xung quanh ngôi đền, các nhà khảo cổ còn phát hiện một số hiện vật bị vùi lấp trong cát như bình vôi cổ bằng chất liệu sành màu xám; bình vò lớn nhỏ bằng chất liệu sành màu vàng nâu và màu da lươn; đĩa sứ cổ màu trắng, ở giữa lòng đĩa trang trí hoa văn cây, lá hoa màu xanh lam. Các hiện vật này có niên đại thời Nguyễn.

Hiện nay, các cán bộ chuyên môn khảo cổ thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh và công nhân Xí nghiệp khai thác Titan huyện Kỳ Anh tiếp tục khai quật toàn bộ khuôn viên ngôi đền để trả lại mặt bằng, đồng thời nghiên cứu và xử lý các hiện vật và giá trị lịch sử của ngôi đền cổ nói trên.

PV miền Trung


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.