Ngồi máy tính 3 giờ/ngày dễ mắc các bệnh của dân văn phòng

Ngồi máy tính 3 giờ/ngày dễ mắc các bệnh của dân văn phòng

Thứ 6, 11/01/2013 14:03

Các chuyên gia khuyên bạn không nên ngồi máy tính quá lâu trong một ngày, nếu không dễ dẫn đến những bệnh thường gặp của dân văn phòng.

 

Cuộc sống xã hội hiện đại, công nghệ thông tin cho phép con người ngồi làm việc bên máy tính nhiều hơn, đem lại hiệu suất công việc cao hơn. Tuy nhiên, giữa cái lợi cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, việc ngồi máy tính quá lâu trong một ngày sẽ khiến bạn dễ mắc phải những chứng bệnh như mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt, chóng mặt, đau lưng, vai, cổ, hông, và chân thì tê…

Công nghệ - Ngồi máy tính 3 giờ/ngày dễ mắc các bệnh của dân văn phòng

Thời gian làm việc bên máy tính hợp lý sẽ giúp bạn tránh được những bệnh thường gặp của dân văn phòng

Các chuyên gia khuyên bạn rằng, khi làm việc hoặc chơi game trên máy vi tính từ 2 giờ/ngày, bạn nên đứng dậy và đi lại cho các cơ, khớp vận động, cho mắt nghỉ ngơi bằng cách hướng về những khoảng không gian có màu xanh mát (nhìn vào cây xanh là tốt nhất) sẽ giúp đôi mắt dễ chịu hơn. Nếu bạn sử dụng máy tính quá 3 giờ/1 ngày sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng trên.

Một số biện pháp ngăn ngừa và hạn chế cụ thể:

1. Bảo đảm rằng bạn phải thiết kế bàn làm việc sao cho tầm mắt của bạn phải hơi nhìn xuống (khoảng 10 độ) trong lúc sử dụng máy vi tính (màn hình đặt thấp hơn tầm mắt).

2. Cứ sau mỗi nửa giờ, bạn cần thư giãn bằng cách rời mắt khỏi màn hình, tập trung nhìn vào một vật nào đó ở khoảng cách xa chừng 5m trong vòng vài phút.

3. Nên rời khỏi bàn làm việc sau mỗi giờ, nhằm giúp đôi mắt của bạn được nghỉ ngơi hoàn toàn, thoát khỏi màn hình trong chốc lát.

4. Bạn phải thường xuyên chớp mắt trong lúc làm việc để giữ ẩm cho mắt, tránh bị khô mắt.

Theo 24h.com.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.