Những người bị viêm họng có thể tử vong nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu. Biến chứng do viêm họng tuy hiếm nhưng có thể xảy ra nếu không có biện pháp chữa trị thích hợp.
Vi khuẩn gây nên viêm họng là Streptococcus pyogenes, một chủng đặc biệt của vi khuẩn liên cầu. Streptococcus pyogenes xuất hiện trong môi trường ô nhiễm, dày đặc khói bụi và khí thải. Loại vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu sức đề kháng suy giảm, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, việc uống nước lạnh thường xuyên hoặc hút thuốc lá sẽ khiến lớp niêm mạc họng bị tê liệt, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, gây sưng viêm.
Vi khuẩn Streptococcus pyogenes có thể lây từ người sang người thông qua dịch đờm khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lan truyền thông qua việc ăn chung, uống chung, thậm chí lưu lại trên tay nắm cửa hoặc bất kỳ bề mặt nào. Sau 2-3 ngày nhiễm Streptococcus pyogenes, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau ngứa cổ, ho khan hoặc ho có đờm, có mảng trắng trên amidan, sưng hạch bạch huyết, một số trường hợp còn gây ra sốt. Vi khuẩn Streptococcus pyogenes có đặc điểm:
Phát triển mạnh trong mũi và da
Các vi khuẩn Streptococcus pyogenes sống trên da người và màng niêm mạc. Nhiễm khuẩn này phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Vì vậy, cha mẹ của những trẻ ở độ tuổi này cũng mắc bệnh thường xuyên hơn những người khác.
Khó phát hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi
Theo các nhà khoa học, trẻ càng nhỏ tuổi, các triệu chứng điển hình của bệnh thường khó phát hiện. Trẻ em dưới 3 tuổi có thể bị đau bụng, mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nhưng lại không đau họng, vì vậy, cha mẹ rất khó biết là trẻ đã mắc bệnh.
Các triệu chứng không rõ ràng
Thường thì khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy đau họng đi kèm với cảm lạnh thông thường như ho, ngạt mũi. Các triệu chứng liên quan đến viêm họng thường gặp khác như sưng hạch bạch huyết và phát ban. Việc bị nhiễm trùng càng lâu càng có nhiều khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu đau họng mà không giảm sau 3-5 ngày nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn đã được điều trị bằng thuốc mà bệnh không cải thiện trong 3-5 ngày thì phải khám lại.
Các biến chứng có thể gây tử vong
Nhiễm Streptococcus pyogenes nếu không được điều trị có thể tiến triển và gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn như: Sốt; phát ban; áp xe ổ tinh hoàn; viêm túi mật; bệnh thận; viêm màng não; hội chứng sốc độc tố tụ cầu; viêm niệu đạo hoại tử.
Điều trị kịp thời
Do tính chất nghiêm trọng của các biến chứng mà bệnh viêm họng có thể gây ra, người bệnh cần thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nhiễm khuẩn và phải điều trị kịp thời. Thông thường liệu trình điều trị là dùng kháng sinh, kháng viêm kết hợp với làm giảm các triệu chứng viêm cấp tính.
Sau khi được điều trị kháng sinh, các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ giảm trong vòng 24 giờ và bệnh sẽ cải thiện trong khoảng 1 tuần. Khi biến chứng viêm họng xảy ra có thể để lại những di chứng nghiêm trọng. Do đó, điều trị sớm viêm họng kết hợp với các biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu.
Theo VTV