Cụ thể, 2 bộ hài cốt được tìm thấy tại nghĩa trang hỏa táng có niên đại từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên tại làng Gac, Đông Nam Ba Lan. Hài cốt đầu tiên là một người đàn bà khoảng 30 tuổi.
Hiện các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra mối liên hệ của 2 bộ hài cốt trên.
Người đàn bà được chôn trong một quan tài bằng gỗ được bao phủ bởi một gò đất gọi là kurgan, một phong tục chôn cất được cho là xa hoa vào thời kỳ đó và cho thấy cô là một người quan trọng trong xã hội. Hài cốt đứa trẻ thì được bảo quản tốt đến nỗi dù đã qua 1.800 năm, các nhà khoa học vẫn có thể trích xuất và phân tích nồng độ oxy trong răng để biết được về chế độ ăn của đứa trẻ.
Đây là một nghĩa trang rộng lớn với hơn 100 hố hỏa táng, thật đáng ngạc nhiên, sau khi bị hoả táng, 2 bộ hài cốt trên dường như còn nguyên vẹn. Thông thường với thời gian đó, các hài cốt lẽ ra đã phải mục rữa nghiêm trọng nếu chỉ được chôn bằng quan tài gỗ.
Các bộ hài cốt đã được đưa về phòng thí nghiệm. Nhóm khoa học gia dự định phân tích thêm để tìm hiểu xem họ có phải người bản địa không hay từ xa di cư đến. Tại khu vực, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy nhiều đồ tạo tác thời La Mã trong tình trạng tốt.
Trước đó, ở Peru, các nhà khảo cổ học vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy hài cốt của khoảng 250 trẻ em đã bị đem làm vật tế thần bởi nền văn minh Chimu thuộc thời kỳ tiền Colombo trong một khu vực hoả táng cổ đại.
Các nhà khảo cổ cho biết trẻ em được hiến tế cho các vị thần của Chimu nhằm ngăn chặn các thiên tai liên quan đến hiện tượng khí hậu El Nino. 4 cuộc hiến tế quy mô lớn đã được thực hiện trong các năm từ 1200 đến 1450, trong đó có 3 cuộc có sử dụng trẻ em và một cuộc cuối cùng sử dụng động vật.
Nguyên Anh (Tổng hợp)