Đồng tiền quý hiếm là loại dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn được một người dân ở thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) lưu giữ đã lâu nay.
Ông Nguyễn Văn Phượng (54 tuổi), ở địa phương trên cho biết, vào năm 2005, ông bán một số vàng để có tiền mua đồng tiền này, nhưng không biết lịch sử của nó và xem như báu vật, cất giữ cẩn trọng.
Tuy nhiên, sáng 17/5, ông Phượng đem khoe đồng tiền với PV và mong muốn được biết ý nghĩa lịch sử.
Mặt trước và mặt sau của đồng tiền.
Đồng tiền với đường kính 12cm (lớn hơn so với mặt chén (người miền Bắc gọi là bát) ăn cơm), bề dày 5mm. Đồng tiền có lỗ vuông.
Hỏi một chuyên gia về “đồ cổ”,c ông này cho biết, đồng tiền này gắn với tên của vị vua đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn là “Minh Mạng thông bảo”. Loại tiền này dùng để ban thưởng chứ không có chức năng sử dụng để trao đổi, mua bán.
Đồng “Minh Mạng thông bảo” thì mặt lưng tiền có hình cổng Ngọ Môn (Huế) và có dòng chữ ở gốc dưới được khắc bằng chữ Hán “Đại Nam quốc khí bảo” được tạm dịch là “Đồ vật quí của nước Đại Nam” (tức nước Việt Nam dưới thời triều đình nhà Nguyễn).
Ở mặt sau của đồng tiền có 4 chữ Hán vẫn còn rõ nét. Có thể đồng tiền này làm bằng chất liệu đồng.
Dưới thời vua Minh Mạng, tháng 9/1816, nhà vua cho phát hành đồng "Minh Mạng thông bảo", nhưng đồng tiền dùng để sử dụng, trao đổi, mua bán thì chỉ có mặt chữ của triều đại, còn những đồng tiền dùng để ban thưởng thì mặt lưng tiền thường có chữ Hán. Đồng tiền “Minh Mạng thông bảo” có niên đại trong khoảng từ 1820-1840.
Được biết, đồng tiền của vua Minh Mạng có kích thường chỉ 6-7cm, nhưng với đ