Người dân có thể tự loại styren ra khỏi nước sinh hoạt

Người dân có thể tự loại styren ra khỏi nước sinh hoạt

Nhập bài QC

Nhập bài QC

Thứ 6, 25/10/2019 14:58

Sự cố nước sinh hoạt tại các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai có mùi bất thường do nhiễm dầu, cho tới nay vẫn khiến người dân hoang mang lo lắng. Kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy, mùi lạ trong nước liên quan đến chất styrene. Chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng đưa ra giải pháp phù hợp, người dân ở Hà Nội đã tự bảo vệ mình bằng  cách tìm mua máy lọc nước có chức năng loại bỏ styren. Vậy dòng máy nào có thể bảo vệ được nguồn nước cho gia đình bạn? 

Cần biết - Người dân có thể tự loại styren ra khỏi nước sinh hoạt

Than hoạt tính có thể loại bỏ styren khỏi nguồn nước.

Trung tâm Bảo vệ môi trường và an toàn hóa chất (Hội Hóa học Việt Nam) cho biết, styren là chất hữu cơ lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, bốc mùi khó chịu khi đậm đặc. Styren nằm trong danh mục những chất độc hại, được sử dụng rộng rãi để sản xuất polystyren và nhiều polymer khác, nhựa, lớp phủ và sơn.  

Nếu tiếp xúc với styren trong thời gian ngắn, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như tác động tới hệ thần kinh, dẫn tới trầm cảm, mất tập trung, mệt mỏi, suy yếu và nôn mửa. Về lâu dài, styren có thể làm tổn thương, phá hủy gan và mô thần kinh, dẫn tới ung thư. 

Dựa trên đặc tính dễ bay hơi của styren và các chất tương tự styren, người dân có thể loại bỏ styren ra khỏi nước bằng nhiều cách khác nhau.

Máy lọc nước R.O có loại bỏ được styren?

Trung tâm Bảo vệ môi trường và an toàn hóa chất khuyến cáo sử dụng than hoạt tính hoặc phương pháp sục khí qua tháp nén để loại bỏ styren ra khỏi nguồn nước.

Than hoạt tính là vật liệu rắn hấp thụ đa năng nhờ cấu trúc lỗ rỗng xốp trên bề mặt (nhỏ, trung bình, lớn). Đặc biệt 95% diện tích bề mặt của than hoạt tính là diện tích của những lỗ xốp có kích thước micron có khả năng hấp thụ các tạp chất hữu cơ, khử clo dư và hấp thụ styren.

Cần biết - Người dân có thể tự loại styren ra khỏi nước sinh hoạt (Hình 2).

Một hộp lọc carbon của hệ thống xử lý nước uống.

TS.Trần Anh Tuấn Giám Đốc Trung Tâm R&D của tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết: “Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng xốp nhỏ để tăng diện tích bề mặt hấp thụ, chỉ cần 1gram than hoạt tính có diện tích tới 2000 - 2500m2, nên than hoạt tính có khả năng hấp thụ rất cao các tạp chất, clo, styren còn tồn dư trong nước. Khi nguồn nước nhiễm bẩn đi qua than hoạt tính, các tạp chất và styren sẽ bị hút vào trong lỗ xốp với lực hút cực mạnh (vào khoảng 20KJ/mol) và bị bám dính vào bề mặt than hoạt tính và được loại bỏ ra khỏi nước nguồn nước”.

Hầu hết trong máy lọc nước R.O trên thị trường đều được trang bị lõi lọc than hoạt tính được bố trí ở lõi lọc số 2 của hệ thống xử lý nước. Tuy nhiên các dòng máy R.O do Tân Á Đại Thành sản xuất ngoài lõi lọc số 2 - than hoạt tính nhà sản xuất còn trang bị thêm ít nhất một lõi lọc chức năng (như T33; OCB; Nanosilver…), sử dụng than hoạt tính đóng vai trò chốt chặn bảo vệ cuối cùng để loại bỏ styren ra khỏi nguồn nước.

Cần biết - Người dân có thể tự loại styren ra khỏi nước sinh hoạt (Hình 3).

Máy lọc nước R.O Aqualast – thế hệ máy lọc nước mới nhất của Tập đoàn Tân Á Đại Thành.

Tuy nhiên, do than hoạt tính có tác dụng lọc một lượng nước và tỉ lệ styren trong nước nhất định nên sau một thời gian sử dụng than hoạt tính sẽ giảm khả năng hấp thụ tạp chất và styren do bị bão hòa. Lúc này, việc cần làm của người sử dụng là thay lõi lọc để đảm bảo chất lượng nguồn nước, bảo vệ sức khỏe.

Ngoài việc dùng máy lọc nước R.O có lõi than hoạt tính để xử lý nguồn nước bị nhiễm styren,  một phương pháp khác để loại bỏ styren là sục khí nén cũng được các chuyên gia khuyến cáo.

Phạm Ngọc

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.