Người dân khốn đốn vì 60 triệu con gia cầm rớt giá thảm 7.000 đồng/kg

Người dân khốn đốn vì 60 triệu con gia cầm rớt giá thảm 7.000 đồng/kg

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Chủ nhật, 01/08/2021 12:00

Các tỉnh phía Nam có khoảng 60 triệu con gia cầm đến kỳ xuất chuồng, hạ giá kịch sàn nhưng chưa bán được.

Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh thông tin, địa phương này còn tồn hơn 1 triệu con gà đến ngày xuất chuồng. Giá gà công nghiệp lông trắng giảm còn 7.000 đồng/kg. Người chăn nuôi chịu lỗ 20.000 đồng/kg khi xuất chuồng.

Đại diện sở NN-PTNT tỉnh Long An cho biết, tỉnh có 44 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, hiện chỉ còn 28 cơ sở hoạt động. Sản lượng giết mổ vì thế giảm 89%, giết mổ lợn giảm 31%, giết mổ đại gia súc giảm 79%.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thừa nhận, các tỉnh phía Nam có khoảng 60 triệu con gia cầm đến ngày xuất chuồng nhưng tắc đầu ra.

Ông Lê Văn Quyết - Chủ nhiệm HTX chăn nuôi công nghệ cao Long Thành Phát - chia sẻ, HTX của ông chăn nuôi gà trắng cung ứng ra thị trường nội địa và xuất khẩu.

Năm ngoái, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá gà công nghiệp lông trắng có thời điểm giảm còn 8.000 đồng/kg, nhưng giảm chỉ vài ngày rồi hồi phục. Nhưng thời gian này, bà con khốn khổ vì giá gà xuống sâu, chỉ còn 6.000-7.000 đồng/kg và vẫn có khả năng giảm tiếp. Lo lắng hơn, mặc dù giá rẻ như vậy nhưng vẫn không thể xuất bán.

Tiêu dùng & Dư luận - Người dân khốn đốn vì 60 triệu con gia cầm rớt giá thảm 7.000 đồng/kg

Giá của gà công nghiệp ở các tỉnh phía Nam đang chạm đáy, lại tồn đọng lớn vì ách tắc đầu ra do “bão” dịch Covid-19 đợt 4 (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Công suất giết mổ giảm, cộng với khó khăn trong vận chuyển, khiến các mặt hàng nông sản khó trong tiêu thụ.

Để giải quyết lượng gà đang tồn đọng rất lớn trong chuồng, cần tiến hành giết mổ, 1 phần đưa ra thị trường, 1 phần trữ đông lạnh để bảo quản để duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng.

Thứ trưởng bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam yêu cầu Sở NN-PTNT các tỉnh cần quan tâm đặc biệt tới những cơ sở giết mổ trong tỉnh, vừa phải duy trì "5K" trong phòng chống dịch, vừa hỗ trợ xét nghiệm cho lao động tại các cơ sở giết mổ tập trung.

"Nếu để cơ sở giết mổ dừng hoạt động thì ảnh hưởng rất lớn tới chuỗi cung ứng. Bởi, chăn nuôi thì phải giết mổ. Bây giờ phải tính là thời chiến, phải giữ được các cơ sở giết mổ, đừng cho Covid-19 xâm nhập vào", Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cũng đề nghị các địa phương cần có phương án: Nếu cơ sở giết mổ này tạm ngừng hoạt động thì phải có cơ sở giết mổ khác thay thế. Đồng thời Bộ sẽ đề nghị Chính phủ hỗ trợ kích cầu, đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp giá điện để họ giết mổ gà lưu kho.

Điều lo ngại nhất, khi lỗ nhiều thì người nuôi có thể thận trọng trong việc tái đàn. Nếu việc này kéo dài thì nguồn cung thịt gia cầm trong nước lại có thể thiếu hụt trong thời gian tới. Và việc này sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thịt gà đông lạnh (trong 2 năm trở lại đây gà nhập khẩu chiếm khoảng 20% tổng lượng gà tiêu thụ trong nước).

Nếu nhìn vào tình hình khó khăn hiện tại, để tăng tỷ trọng đàn gia cầm trong thời gian tới là cả vấn đề. Còn trước mắt, trước diễn biến thị trường gia cầm sẽ rất khó đoán, từ giá cả cho đến đầu ra khi dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

Min (Tổng hợp từ Vietnamnet/T/c Kinh Doanh)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.