Người đàn ông 58 tuổi nguy kịch sau một mũi tiêm

Người đàn ông 58 tuổi nguy kịch sau một mũi tiêm

Thứ 7, 22/03/2025 08:49

Sau khi tiêm thuốc kháng sinh Tenamyd Cefotaxime, người đàn ông 58 tuổi mẩn ngứa nhiều, khó thở.

Mới đây, Bệnh viện đa khoa Tp.Thái Bình, tỉnh Thái Bình vừa cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh nguy kịch khi đang điều trị nội trú tại bệnh viện.

Cụ thể, bệnh nhân nam V.T.H, 58 tuổi, ở Tp.Thái Bình vào viện với biểu hiện ho khạc đờm nhiều, khó thở, sốt... Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, nhập viện điều trị, được chỉ định dùng kháng sinh.

Người đàn ông 58 tuổi nguy kịch sau một mũi tiêm- Ảnh 1.

Các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Tp.Thái Bình xử trí thành công ca sốc phản vệ cho bệnh nhân nam 58 tuổi. Ảnh: BVCC.

Đáng chú ý, sau khi tiêm thuốc kháng sinh Tenamyd Cefotaxime, bệnh nhân thấy mẩn ngứa nhiều, khó thở. Các bác sĩ nhận định đây là ca sốc phản vệ nặng, có thể diễn biến nguy kịch đến tính mạng của người bệnh nên đã kích hoạt báo động đỏ toàn bệnh viện huy động các y, bác sĩ nhanh chóng có mặt tại giường bệnh nhân, phối hợp cấp cứu đồng bộ, cho bệnh nhân thở oxy, đặt đường truyền tĩnh mạch, xử trí thuốc theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

BSCKII Nguyễn Duy Duẩn – Phó Giám đốc BVĐK Tp.Thái Bình - một trong 15 cán bộ, y, bác sĩ trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân H. cho biết: Bệnh nhân được cấp cứu trong tình trạng tím tái toàn thân, mạch, huyết áp không đo được, rét run... Bác sĩ đã dùng tất cả các phương pháp: thở oxy, bù dịch các đường truyền tĩnh mạch kết hợp thuốc vận mạch Adrenalin, truyền tĩnh mạch, đặt thông tiểu ...

Sau hơn 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhân bắt đầu có huyết áp trở lại, đỡ khó thở, tình trạng mẩn ngứa giảm. Các bác sĩ tiếp tục cấp cứu tích cực theo phác đồ sốc phản vệ, sau một thời gian, huyết áp, tình trạng mạch, nhiệt độ bệnh nhân dần ổn định và thoát sốc. Khi mạch, huyết áp bệnh nhân ổn định, không còn nguy hiểm đến tính mạng, BV đã chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tiếp tục theo dõi điều trị.

Bác sĩ Duẩn khuyến cáo, phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ như: thức ăn, độc tố của một số loại côn trùng, phấn hoa, nhựa cây... chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc như nhiều người lầm tưởng. Nguy cơ sốc phản vệ có thể xảy ra ở mọi người, cực kỳ nguy hiểm.

Sốc phản vệ rất nguy hiểm và xảy ra ở nhiều mức độ, có thể xảy ra ngay sau khi tiếp xúc hoặc cũng có thể xảy ra muộn. Nếu không có chuyên môn sẽ không phát hiện, chẩn đoán, xử trí kịp thời và bệnh nhân nguy cơ tử vong rất cao. Vì thế khi bị bệnh, người dân nên đến các cơ sở y tế để được bác sỹ khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng tự điều trị tại nhà rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, sức khỏe của anh H. tiến triển rất tốt và nói chuyện bình thường. Gia đình cảm ơn các y bác sĩ đã xử trí thành công giúp bệnh nhân vượt qua thời khắc hiểm nghèo.

Trúc Chi (t/h) Sức khỏe & Đời sống, Nhân Dân)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.