Người đàn ông được Trung Quốc trao niềm tin sẽ hóa giải căng thẳng Triều Tiên

Người đàn ông được Trung Quốc trao niềm tin sẽ hóa giải căng thẳng Triều Tiên

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 15/08/2017 10:34

Gánh nặng ngoại giao mới sẽ được Bắc Kinh đặt lên vai Kong Xuanyou, người hiểu rằng, nhiệm vụ xoa dịu cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là thách thức lớn.

Trong lúc các nhà lãnh đạo ở Washington và Bình Nhưỡng tham gia vào một cuộc khẩu chiến quyết liệt, Bắc Kinh đã lặng lẽ bổ nhiệm một nhân vật mới đại diện cho nước này mang nhiệm vụ xoa dịu cuộc khủng hoảng hạt nhân vùng Đông Bắc Á.

Wu Dawei, nhà thương thuyết hàng đầu của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán sáu bên trước đó đã nghỉ hưu sau hơn 13 năm giám sát các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Hồ sơ - Người đàn ông được Trung Quốc trao niềm tin sẽ hóa giải căng thẳng Triều Tiên

Kong Xuanyou (phải) sẽ là người thay nhà ngoại giao kỳ cựu Wu Dawei phụ trách vấn đề Triều Tiên.

Theo nguồn tin từ truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản, nhà ngoại giao 71 tuổi đã được thay thế bởi Kong Xuanyou, 58 tuổi, người đứng đầu văn phòng các vấn đề châu Á của bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tuyên bố từ bộ Ngọại giao Trung Quốc hôm 14/8 đã chính thức xác nhận việc bổ nhiệm Kong làm đặc phái viên đặc biệt về vấn đề Triều Tiên. Trước đó, nhân vật này từng tham gia vào các nỗ lực giảm leo thang căng thẳng ở Triều Tiên trong thời gian được bổ nhiệm làm trợ lý Ngoại trưởng.

Kong được đánh giá là một chuyên gia có ít kinh nghiệm làm việc với cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên. Ông sẽ đảm nhiệm vai trò mới vào thời điểm mà các giải pháp ngoại giao hiện tại của Bắc Kinh không có nhiều tiến triển tốt.

Trong khi đó, giới quan sát đánh giá, nhiệm vụ làm sống lại các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân sáu bên giữa Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nga và Nhật Bản là điều vô cùng nan giải, thậm chí bất khả thi.

Ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh trong thời điểm hiện tại cũng không được đánh giá cao, sau khi Mỹ nhiều lần chỉ trích nước này quá thờ ơ trong việc kiềm chế người hàng xóm.

So với Ngoại trưởng Vương Nghị, danh tiếng của Kong không được quốc tế biết đến nhiều.

Kong là Đại sứ tại Nhật Bản từ năm 2006 đến năm 2011, sau đó đảm nhận công tác tại Việt Nam trước khi trở thành người đứng đầu văn phòng các vấn đề châu Á vào năm 2014.

Phương tiện truyền thông Hàn Quốc lưu ý, khi Kong được bổ nhiệm, đây sẽ là lần đầu tiên các phái viên hàng đầu về vấn đề Triều Tiên từ Bắc Kinh và Washington có thể trò chuyện bằng tiếng Hàn.

Joseph Yun, một nhà kinh tế người Mỹ gốc Hàn cũng được bổ nhiệm trong vai trò Đại sứ đặc trách về vấn đề Triều Tiên trước đó.

Giáo sư Brown tại đại học King ở London cho biết, công việc của Kong sẽ “xoay quanh một nhóm các đối tác luôn hoài nghi lẫn nhau”. Ông cho rằng đặc phái viên mới về vấn đề Triều Tiên của Bắc Kinh nên có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng ngoại giao.

Trong một quan điểm khác, chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên tại đại học Cát Lâm (Trung Quốc), Sun Xingjie lại tỏ ra không mấy lạc quan về lựa chọn mới của Bắc Kinh.

“Không ai, kể cả nhà ngoại giao kỳ cựu Henry Kissinger, có thể mang Triều Tiên trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa”, Sun nhận định. Bên cạnh đó ông này cũng cho rằng, dù người mới hay người cũ, sẽ không có làn gió mới nào làm thay đổi cuộc khủng hoảng hạt nhân châu Á.

Ông cũng nhắc lại, người mà Kong thay thế là Wu Dawei – nhà ngoại giao có 13 năm kinh nghiệm của Bắc Kinh cũng phải bó tay trong nhiệm vụ nói trên.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.