Chỉ chiếm chưa đến 1% dân số thế giới nhưng tỷ lệ người Do Thái thành công được đánh giá cao nhất hành tinh với: 20% giải Nobel; 21% sinh viên các ĐH danh tiếng, 37% giải đạo diễn Oscar, 50% giải Pulitzer (thống kê của Marjorie Ingall). Để có được thành công này, người Do Thái đặc biệt quan tâm đến phát triển trí thông minh cho trẻ ngay từ khi mới ra đời bằng các kết hợp bốn nguyên tắc.
Nguyên tắc đầu tiên: Đặt niềm tin vào khả năng của trẻ
GS Reuven Feuerstein- nhà tâm lý học nhận thức nổi tiếng thế giới trong công trình nghiên cứu “Trí thông minh có thể sửa đổi” đã bác bỏ ý kiến cho rằng trí thông minh là cố định, ông cho rằng: mỗi đứa trẻ đều trở nên thông minh hơn qua cách học. Vì vậy, các cha mẹ Do Thái luôn có niềm tin mãnh liệt rằng trẻ nào cũng có trí thông minh. Chính niềm tin đó của họ sẽ tạo năng lượng tích cực lên con của họ. Khi đó, trẻ cũng tin rằng: trẻ có khả năng làm được.
Để con phát huy tối đa trí thông minh, người Do Thái có những nguyên tắc để con có thể tự trải nghiệm, tự khám phá giúp tăng các kết nối thần kinh như: Không làm thay trẻ; không ngăn cấm trẻ suy nghĩ, phát triển ý tưởng, luôn cố gắng nhất có thể để giúp trẻ thực hiện những ý tưởng đang nảy ra trong đầu chúng, giúp trẻ tin vào sáng kiến của mình và thực hiện nó bằng mọi giá; không bao giờ gắn cho trẻ những cái mác như “ngu ngốc”, “vô dụng” hay “đần độn”.
Nguyên tắc thứ 2: Luôn tận dụng các thời điểm trẻ tò mò, muốn tìm hiểu
Một số những nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ Do Thái ngay từ nhỏ đã sớm được nuôi dưỡng trong môi trường ươm mầm cho thành công. Môi trường đó chính là sự đáp ứng tích cực với phản ứng tò mò của trẻ khi trẻ thể hiện cử chỉ quan tâm hay đặt câu hỏi về vấn đề nào đó. Ví dụ, khi đọc sách cho trẻ nghe về động vật, bạn thấy trẻ có vẻ quan tâm về loài voi, đó là lúc bạn và trẻ cùng trò chuyện thêm về loài voi, thậm chí có thể làm cuộc “điều tra nhỏ” về các loài voi.
Nguyên tắc thứ 3: Giao tiếp tích cực của cha mẹ thúc đẩy tư duy cho trẻ
Nhấn mạnh vai trò chính của cha mẹ: Trong học thuyết nổi tiếng “trải nghiệm học có trung gian”, GS Reuven Feuerstein nhấn mạnh vai trò của người trung gian (cha mẹ) là không thể thiếu trong việc giúp phát triển trí thông minh của trẻ. Bởi vì, khi trẻ học hoặc khi giải quyết các vấn đề, chính chất lượng của sự tương tác giữa cha mẹ với trẻ thúc đẩy và kích thích phát huy tiềm năng trí tuệ tối đa ở trẻ. GS. Feuerstein nhất mạnh: trí thông minh của 1 đứa trẻ là không có giới hạn và giãn nở tùy ý; giãn bao nhiêu tùy thuộc vào cách cha mẹ kiến tạo ra sao. Để làm được điều này, khi dạy dỗ trẻ, với tư cách là người trung gian, cha mẹ nên: Đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ tư duy và đưa ý kiến của trẻ. Khuyến khích trẻ diễn đạt lại điều vừa tiếp thu theo suy nghĩ của trẻ. Luôn hỏi trẻ cảm nghĩ về 1 hoạt động hay 1 trò chơi nào trẻ vừa tham gia. Gợi ý để trẻ có suy nghĩ logic về 1 vấn đề nào đó.
Nguyên tắc quan trọng: Dinh dưỡng cho não bộ
Bên cạnh nổi tiếng về trí thông minh, nước Israel cũng được biết đến là 1 trong 10 quốc gia có chế độ ăn lành mạnh nhất thế giới. Đó là kết quả nghiên cứu của TS. Imamura, ĐH Cambridge và kết quả được đăng tải lên tập san y khoa nổi tiếng Lancet. Vậy điều gì là đặc biệt trong chế độ ăn của người Do Thái để làm nên những đứa trẻ thông minh.
Chế độ ăn trong gia đình người Do Thái khá giàu các nguồn thực phẩm từ thực vật như đậu các loại, rau củ quả. Họ ăn ít bơ, và các chất béo không tốt như chất béo bão hòa, hoặc trans-fat. Thay vào đó, họ lựa chọn các chất béo tốt như chất béo omega-3 và omega-6 trong bữa ăn hàng ngày. Theo các nghiên cứu khoa học, những chất béo này đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ, giúp xây dựng cấu trúc cũng như hỗ trợ hình thành các kết nối thần kinh.
Chất béo Omega-6 có nhiều trong: dầu oliu, dầu hạt lý chua đen… và trong những loại hạt như: hạt điều, hạt hạnh nhân… Chất béo Omega là dạng vật chất cơ thể không tự tổng hợp được, mà cần bổ sung từ bên ngoài. Hiện nay, Omega thực vật đang trở thành xu hướng dinh dưỡng trên thế giới, đặc biệt được các mẹ bỉm sữa tin tưởng lựa chọn do trong Omega thực vật có chứa thêm thành phần vitamin E tự nhiên giúp chất béo Omega bền vững hơn. Thêm vào đó, Omega có nguồn gốc thực vật an toàn hơn bởi chủ động được nguồn nguyên liệu từ khâu gieo trồng. Nhưng đặc biệt nhất, Omega thực vật có thể dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi và có chứa ALA (Alpha lipoic acid), khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành hai dạng axit béo omega-3 là EPA và DHA, đồng thời bản thân ALA là một chất rất quan trọng giúp bảo vệ các tế bào thần kinh. Để minh chứng cho điều này, nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Prime Scholars (Anh) cho biết: ALA có khả chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tính toàn vẹn của tế bào thần kinh. Đây là vai trò vô cùng quan trọng bởi ngay từ khi sinh ra, não chỉ có 100 tỷ tế bào thần kinh và không sinh ra thêm, nếu các tế bào thần kinh bị tổn thương, chúng sẽ mất vĩnh viễn. Khi chế biến thành những sản phẩm bảo vệ sức khỏe, Omega thực vật không có vị tanh, không gây kích thích nôn trớ cho trẻ. Đặc biệt, một số loại thực vật có chứa tỷ lệ Omega 6: Omega 3 là 4:1 giúp tối ưu hấp thu Omega vào não tiêu biểu như quả Lý chua đen.
Thu Hà