Người Hàn Quốc tự nhận ít hạnh phúc nhất thế giới

Người Hàn Quốc tự nhận ít hạnh phúc nhất thế giới

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Thứ 3, 26/11/2019 14:23

Tháng 7, công ty nghiên cứu thị trường Embrace Trend Monitor đã thực hiện khảo sát trên 1.000 người ở độ tuổi 19-59 về vấn đề nhận thức sức khỏe tâm thần của người hiện đại. Kết quả khiến nhiều người phải suy ngẫm. Tới 76,4% số người được phỏng vấn cho biết họ không hề hạnh phúc.

Người Hàn Quốc thường tự nhận họ chính là xã hội ít hạnh phúc nhất thế giới

Giải trí -  Người Hàn Quốc tự nhận ít hạnh phúc nhất thế giới

Tháng 7, công ty nghiên cứu thị trường Embrace Trend Monitor đã thực hiện khảo sát trên 1.000 người ở độ tuổi 19-59 về vấn đề nhận thức sức khỏe tâm thần của người hiện đại. Kết quả khiến nhiều người phải suy ngẫm. Tới 76,4% số người được phỏng vấn cho biết họ không hề hạnh phúc.

Theo cuộc điều tra này, 81,6% số khán giả nữ được hỏi cho rằng họ bất hạnh trong cuộc sống. Tỷ lệ này đối với nam là 71,2%. Và lứa tuổi 30 - độ tuổi lao động chính của xã hội - chiếm tỷ lệ trầm uất cao nhất trong số người tham gia khảo sát, tới 80,4%.

Theo nghiên cứu của chuyên gia đất nước này, tự tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 4 ở Hàn Quốc, sau ung thư, xuất huyết não và bệnh tim.

Dịch vụ Bảo hiểm Y tế Quốc gia từng công bố dữ liệu thống kê cho thấy số lượng giới trẻ phải tiếp nhận điều trị trầm cảm đã tăng tới 65,2%, từ 22.538 ca vào năm 2016 lên 37.233 ca mắc chứng bệnh này vào năm 2018.

Ngoài trầm cảm, các bệnh lý về tâm thần khác cũng gia tăng mạnh trong giới trẻ. Một điều tra của chính phủ Hàn cho thấy thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn lo âu đã tăng từ 14.126 lên 18.220, chứng hoảng loạn tăng từ 1.966 lên 2.928.

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc cũng nằm trong top những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Giới trẻ mắc chứng mất ngủ, rối loạn ăn uống, ám ảnh cưỡng chế... tăng mạnh chỉ trong 2 năm 2016-2018.

Giải trí -  Người Hàn Quốc tự nhận ít hạnh phúc nhất thế giới  (Hình 2).

Tôi có quyền hủy hoại bản thân là cuốn sách miêu tả trần trụi về vấn nạn tự tử ở giới trẻ Hàn Quốc.

Trong bài phỏng vấn trên tờ New York Times, nhà văn Kim Yong Ha - tác giả cuốn sách nổi tiếng Tôi có quyền hủy hoại bản thân - từng nói: "Tự tử xảy ra ở khắp nơi". Theo ông, đây là cách miêu tả ngắn gọn và chính xác nhất về thực trạng xã hội Hàn Quốc ngày nay.

Với cuốn sách Tôi có quyền hủy hoại bản thân, Kim Yong Ha đã trở thành nhân vật đi đầu có tầm ảnh hưởng lớn trong nền văn học Hàn Quốc. Tác phẩm dùng lời văn sắc gọn, lạnh lùng mà thấm thía để miêu tả một cách trần trụi về chứng trầm cảm và thực trạng tự tử liên hoàn ở giới trẻ xứ kim chi.

Trong tác phẩm, một nhân vật là ngôi sao nổi tiếng luôn muốn chấm dứt mọi đau khổ cũng được đề cập.

Thực tế, đó không chỉ là sản phẩm của ngòi bút nhà văn họ Kim. Đó là thực trạng của ngành giải trí Hàn Quốc.

Vòng xoáy bế tắc

Giải trí -  Người Hàn Quốc tự nhận ít hạnh phúc nhất thế giới  (Hình 3).

Vừa qua cái chết của Goo Hara đã làm chấn động Hàn QuốcGoo Hara từng khóc xin lỗi Sulli trước khi qua đời. Chiều 24/11, bản tin đài MBC đưa tin Goo Hara qua đời do tự tử tại nhà riêng. Thi thể của cô được phát hiện vào lúc 18h30 (giờ Hàn Quốc).

Ngày 18/12/2017, Kim Jong Hyun (SHINee) kết thúc cuộc đời bằng cách ngạt khói than. Vào hôm 29/6, nữ diễn viên Jeon Mi Seon được tìm thấy đã chết tại phòng khách sạn. Ngày 14/10, Sulli treo cổ tự sát tại nhà riêng. 6 tuần sau đó, tới lượt bạn thân của cô - Goo Hara - giã từ cuộc sống vì đau khổ, trầm uất.

Chỉ trong 2 năm, 4 nghệ sĩ tự vẫn vì bệnh trầm cảm. Trước đó, nhiều ngôi sao như Choi Jin Sil, Jung Da Bin, Park Yong Ha, Woo Bong Sik... cũng lựa chọn kết thúc cuộc đời sau thời gian dài chống chọi áp lực tâm lý. Công chúng Hàn Quốc bàng hoàng trước sức tàn phá của bệnh lý về tâm thần trong xã hội hiện đại.

Quay lại vụ tự sát chấn động dư luận Hàn Quốc của Choi Jin Sil, trước ngày nữ diễn viên tự kết liễu tại nhà riêng, khó có ai nghĩ rằng cô phải đối mặt với bệnh trầm cảm và những áp lực tâm lý nặng nề như vậy. Bởi mỗi lần xuất hiện trước công chúng, Choi Jin Sil vẫn nở nụ cười rạng rỡ.

Giải trí -  Người Hàn Quốc tự nhận ít hạnh phúc nhất thế giới  (Hình 4).

Trước khi qua đời, Kim Jong Hyun từng khóc trong đêm khi trò chuyện với người nhà.

Trước khi Kim Jong Hyun hay Sulli qua đời, hai ngôi sao trẻ vẫn đi làm, vẫn chụp hình quảng cáo, thậm chí tổ chức đêm nhạc với hàng nghìn người hâm mộ. Không ai tưởng tượng được phía sau cuộc sống đầy ánh hào quang ấy, họ phải chịu đựng nỗi cô đơn thế nào.

"Em bị mọi người bỏ rơi, kể cả những người thân thiết nhất", "Tinh thần em rơi vào trạng thái hoảng loạn. Không một ai kề bên, không ai có thể chia sẻ và không ai hiểu được em"... là những tâm sự nhói lòng của Sulli trước khi cô qua đời.

Goo Hara cũng vậy. "Cô ấy nói rằng cảm thấy cô đơn trong một thời gian dài. Sau khi kết thúc hợp đồng với công ty quản lý KeyEast, Goo Hara tập trung hoạt động tại Nhật Bản. Nhưng không có người quen nào tại Hàn Quốc chủ động liên lạc, trò chuyện thân mật với cô ấy", người thân của ngôi sao 28 tuổi tiết lộ. Goo Hara và Sulli nhiều lần đã khóc khi livestream với khán giả trong đêm.

Phần lớn ý kiến cho rằng các ngôi sao trẻ trên đều gặp bế tắc trong đời sống, tâm tư và tình cảm. Họ có trong tay tiền tài, danh vọng, nhưng thực tế không cảm thấy hạnh phúc.

Chị gái Kim Jong Hyun chia sẻ mẩu chuyện về nam ca sĩ khi còn sống. Theo lời cô, giọng ca chính của SHINee từng đánh thức mẹ và chị giữa đêm và vừa khóc vừa nói: "Hai người sống có hạnh phúc không? Nhưng con không hề hạnh phúc".

Nhiều người tỏ ra đồng cảm với nỗi thống khổ Kim Jong Hyun phải chịu đựng. Anh trở thành thực tập sinh từ khi còn nhỏ, từ bỏ tuổi thơ và cuộc sống thường nhật để dành thời gian tập hát, tập nhảy.

Sau khi ra mắt với vai trò ca sĩ, giọng ca sinh năm 1990 luôn phải hứng chịu những lời chỉ trích cay nghiệt, một mình chống chọi với nỗi cô đơn mà không có bất kỳ ai thấu hiểu.

90% số người tự tử mắc các rối loạn tâm lý, đặc biệt là trầm cảm

Theo số liệu của Bộ Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc, tới 90% số người tự tử trong năm 2016 mắc các rối loạn tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Trung bình mỗi ngày có 36-40 người lựa chọn tự kết thúc cuộc đời. Đây là một con số khiến cho bất kỳ ai cũng phải rùng mình.

Mỗi lần ngôi sao tự vẫn, chính phủ Hàn Quốc lại lo ngại xảy ra hiệu ứng tự tử liên hoàn, e sợ người hâm mộ sẽ chọn cách giải quyết cực đoan như thần tượng.

Lo ngại này không phải nỗi sợ mơ hồ, bởi thực tế giới trẻ Hàn đang phải đối mặt với quá nhiều áp lực về tiền bạc, công việc và luôn chìm trong trạng thái u uất, trầm cảm. Lúc này, chỉ cần một ngòi nổ - chẳng hạn cái chết của thần tượng họ yêu mến, họ dễ dàng nghĩ rằng đây là biện pháp giải thoát hiệu quả nhất và học tập theo.

Không phải chỉ ngôi sao, tự tử vì trầm cảm và bệnh tâm lý đang là vấn nạn của cả xã hội Hàn Quốc hiện đại. Trên mạng xã hội Hàn Quốc từng có một câu nói nổi tiếng: "Để có được điều này, chúng ta phải đánh đổi bằng điều khác. Để có tiền bạc, chúng ta đổi bằng tuổi trẻ, hạnh phúc và mạng sống".

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.