Người H'Mông: Tết chỉ đến khi có bánh dày trên bàn thờ Tổ tiên

Người H'Mông: Tết chỉ đến khi có bánh dày trên bàn thờ Tổ tiên

Thứ 5, 05/01/2017 08:11

Trong quan điểm của đồng bào Mông, Tết chỉ đến khi có chiếc bánh dày đặt trên bàn thờ Tổ tiên. Chính vì thế, với người Mông không thể thiếu tục làm bánh dày ngày cuối năm.

image

Với người Mông, chiếc bánh dày đã trở thành một biểu tượng ẩm thực không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì thế, ngày 30 Tết, ở khắp các bản làng, người người, nhà nhà đều vang lên tiếng chày giã bánh.

Để làm ra chiếc bánh dày thơm ngon, mỗi gia đình người Mông chắt chiu, dành dụm thứ gạo nếp ngon nhất do chính gia đình mình trồng được. Gạo được đãi sạch, cho vào nấu chín. Sau đó, thanh niên trai tráng trong gia đình hoặc trong làng sẽ dùng sức khỏe dẻo dai của mình để giã bánh.

Khi xôi nếp đã được giã nhuyễn, người phụ nữ Mông dùng tay nặn bánh thành hình tròn, cỡ bằng bàn tay. Từng chiếc bánh đều đặn được bọc trong lá chuối dù mộc mạc, đơn giản song mang đậm nét đặc trưng của người Mông.

Xã hội - Người H'Mông: Tết chỉ đến khi có bánh dày trên bàn thờ Tổ tiên

Bánh dày không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn là vật cúng lễ. Vì thế năm nào cũng vậy, những chiếc bánh dày ngon nhất luôn được bày lên ban thờ dịp Tết, thể hiện tấm lòng, sự nhớ thương của con cháu dành cho Tổ tiên ông bà – những người quá cố.

Chính vì lẽ đó, sau khi mọi nghi thức đã chuẩn bị xong, chiếc bánh dày thành phẩm sẽ được gia chủ đem lên mời Tổ tiên ông bà. Theo đó, gia chủ mời một thầy mo trong làng đến để tiến hành nghi lễ. Giữa nhà, thầy mo sẽ véo nhỏ từng miếng bánh dày và rắc xuống nền nhà.

Xã hội - Người H'Mông: Tết chỉ đến khi có bánh dày trên bàn thờ Tổ tiên (Hình 2).

Người Mông tin rằng, thông qua những nghi lễ đó, những người bề trên có thể cùng con cháu thưởng thức thứ bánh trái truyền thống của dân tộc mình.

Ông Vầng A Sênh ở bản Bó Nhàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết, chiếc bánh dày gắn bó với người dân tộc Mông từ xa xưa, nó đã trở thành một phong tục của họ. Nghi lễ mời ông bà ăn bánh dày thể hiện lòng tôn kính của con cháu đối với các thế hệ đi trước, luôn nhớ đến các đấng sinh thành.

Bên trong căn nhà ấm cúng, tiếng chày giã bánh vang lên đều đều từ đầu làng đến cuối bản. Không biết từ bao giờ, nó đã trở thành thứ âm thanh quen thuộc báo hiệu Tết đã đến trên các bản làng người Mông.

Song Trà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.