Người đang cho con bú không có khả năng mắc bệnh: đúng hay sai?
Ung thư vú là căn bệnh xuất phát từ chính những tế bào trong cơ thể (tại vú). Những tế bào này bị đột biến và phát triển nhanh chóng không thể kiểm soát. Chúng lớn mạnh ăn hết những thức ăn của tế bào thường. Từ đó trở thành những tế bào ác tính và được gọi là ung thư.
Bởi chúng được hình thành từ trong cơ thể nên mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên hiện nay rất người lầm tưởng rằng khi cho con bú là không mắc bệnh. Nhưng không! Khi người phụ nữ đang cho con bú chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh chứ không thể không mắc bệnh được.
Tầm quan trọng của việc phát hiện ung thư vú sớm
Hiện nay mọi người thường không quan tâm đến sức khỏe của mình dẫn đến khi phát hiện ra bệnh đều vào giai đoạn muộn. Từ đó rất khó điều trị và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bệnh nhân ung thư.
Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời khả năng chữa lành bệnh là rất cao. Bệnh nhân có thể sống trên 5 năm là khoảng hơn 90%. Tuy nhiên nếu bệnh nhân phát hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối nếu có điều trị bệnh thì cơ hội sống thêm 5 năm là rất thấp, khoảng 20%.
Vì vậy mọi người cần trang bị thêm cho bản thân những kiến thức về bệnh ung thư vú như: dấu hiệu nhận biết ung thư vú sớm, phòng ngừa ung thư vú, cách tự khám vú... để có thể phát hiện bệnh sớm và có liệu pháp can thiệp kịp thời để không bỏ lỡ mất cơ hội vàng chữa bệnh.
Ung thư vú có cho con bú được không?
Ung thư là những tế bào bị đột biến của cơ thể, vì vậy mà không bị lây từ người này qua người khác. Bởi vậy khi mẹ bị ung thư cho con bú có thể yên tâm là sẽ không lây sang con qua tuyến sữa. Tuy nhiên trong quá trình điều trị mẹ có thể sẽ thực hiện điều trị bằng hóa trị hay xạ trị, phẫu thuật thì sẽ ảnh hưởng khả năng cho con bú.
1. Trường hợp mẹ bị ung thư vú phải phẫu thuật và xạ trị
Đối với những mẹ thực hiện điều trị ung thư bằng cách cắt bỏ khối u nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm sẽ giảm nguy cơ biến chứng có thể phát triển.
Trường hợp người mẹ phải xạ trị, các tia xạ có thể làm ảnh hưởng đến tuyến sữa, ống dẫn sữa, và quá trình sản xuất sữa. Người mẹ có thể cho con bú ở bên vú còn lại - bị ảnh hưởng ít bởi tia phóng xạ.
2. Người mẹ bị ung thư vú phải hóa trị
Hóa chất khi vào cơ thể sẽ theo đường máu truyền đến khắp các cơ quan, nội tạng. Bởi vậy mà trong sữa cũng sẽ có chứa hóa chất độc. Vì vậy các mẹ nên cho con ngừng bú trước khi bắt đầu thực hiện hóa trị để tránh gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Chú ý: Các chuyên gia khuyên các mẹ không nên trì hoãn phẫu thuật hay bất kỳ các phương pháp điều trị nào để kéo dài thời gian cho con bú. Bởi sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Từ đó ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân.
Thế Hưng