Theo tổ chức Y tế Thế giới, có 285 triệu người trên thế giới bị mù hoàn toàn hoặc một phần. May mắn thay, khoa học vẫn tiếp tục phát triển và các nhà khoa học hiện nay đã học cách phát triển các mô mắt bằng công nghệ tái phát hiện tế bào mới. Ý tưởng này thuộc về Shinya Yamanaka, giáo sư tại đại học Kyoto. Yamanaka và nhà sinh vật học người Anh John Gurdon đã giành giải Nobel cho những đóng góp của họ vào năm 2012.
Yamanaka cùng với các đồng nghiệp đã phát hiện ra khả năng của tế bào với vai trò của chúng trong cơ thể để trở lại trạng thái phôi thai bằng cách lập trình lại. Những tế bào được tái lập trình này có thể được sử dụng để "phát triển" các nội tạng và mô cần thiết trong quá trình cấy ghép và tái tạo thuốc.
Đó là cách nhà khoa học "phát triển" các mô cho mắt để chữa mù. Thử nghiệm lâm sàng về cấy ghép mô mắt hiện đang được tổ chức ở các quốc gia khác nhau. Nhiều nhà khoa học tại đại học Cardiff và đại học Osaka đã cấy ghép biểu mô giác mạc cho những con thỏ mù để khôi phục lại phần trước của mắt.
Các xét nghiệm tương tự được tiến hành tại viện Nghiên cứu khoa học liên bang Nga về Hóa học - Vật lý và họ đã học cách để phát triển võng mạc mắt từ tế bào da. Nghiên cứu lâm sàng liên quan đến đối tượng người dự kiến sẽ được tiến hành vào đầu năm nay. Hoạt động cho việc cấy ghép võng mạc sẽ được thực hiện trên một gia đình bị thoái hóa điểm di truyền.
Theo Bright Side