Ông hoàn toàn không nghèo nhưng "phần thưởng" do DVD mang lại cho ông - những quyền chọn chứng khoán Time Warner đã có lúc từng lên tới 135 triệu USD - đã tan thành mây khói bởi vụ sáp nhập thảm họa AOL Time Warner.
Ngay sau đó, ông bị sa thải đột ngột chỉ bởi ông ép các sếp tại Time Warner "đền lại" phần thưởng cho ông. Một người ở Time Warner cho biết thư sa thải Warren gọi ông là "kẻ phá ngang". Ông đang nhờ luật sư của mình can thiệp vào chuyện này nhưng vấp phải rất nhiều khó khăn do không lấy cung được từ các nhà lãnh đạo cấp cao.
Chỉ trích Lieberfarb là "kẻ phá ngang", tuy vậy, cũng có thể xem là một lời khen ngược đời cho một người đàn ông không mệt mỏi phấn đấu vì sự thay đổi của một ngành. Công việc đầu tiên của Lieberfarb trong ngành là một cán bộ dự toán cao cấp cho hãng Paramount Pictures.
Thế giới tài chính đầy những hỗn loạn, nhưng Lieberfarb vẫn vững vàng tồn tại, chuyển từ Fox sang hãng Warner Bros. Lieberfarb tìm kiếm những cách mới để tiếp cận với khán giả, nhưng thường xuyên vấp phải nỗi sợ hãi rằng bất cứ cửa phân phối mới nào cũng chỉ "bòn rút" đi khán giả của truyền hình với nhà hát mà thôi. Ông xót xa nói: "Các công ty giải trí chỉ sợ "các công nghệ phá ngang" mà không nhận ra rằng thành công của nó là thắng lợi của tất cả chúng ta".
Thiên hướng thách thức thực tại và tự khẳng định mình của Lieberfarb đã khiến ông bị hãng Warner Bros sa thải đến hai lần từ khi ông mới bắt đầu ra làm việc. Tuy nhiên, các sếp đã luôn thấy triển vọng ở ông nên đã liên tục tái tuyển dụng Warren, và trao cho ông lãnh đạo mảng video gia đình năm 1983.
Video thực sự là thị hiếu được quan tâm lúc bấy giờ, và Lieberfarb không chỉ có ý định "đóng gói lại" thư viện quí báu của Warner mà còn muốn thực hiện hợp đồng để tung ra các video của MGM. Nhưng chỉ đến đầu thập kỷ 90, thị trường video bắt đầu xuống dốc như ngày tàn. TV KTS đến như ban mai hé rạng, còn Lieberfarb lại lo ngại bị "sa thải". Vậy sức mạnh nào đã đưa video gia đình trở lại cạnh tranh với công nghệ TV mới trên?
Đưa phim lên đĩa không phải là ý tưởng của Lieberfarb. Ý tưởng này đến rồi đi trong thập kỷ 1980. Những chiếc đĩa laze cỡ cuốn sổ album đắt giá hấp dẫn những nhà sản xuất video nhất. Tại Warner, Lieberfarb hợp tác với Philips về các dự án đĩa vào cuối những năm 1980.
Tuy nhiên việc này không cho kết quả gì nhiều. Đến đầu những năm 1990, linh cảm mách bảo ông rằng nếu những đĩa phim có cỡ bằng những đĩa CD được định giá phải chăng, lại cho hình ảnh và âm thanh tốt hơn video, thì người ta sẽ mua phim như mua như mua sách. Điểm mấu chốt là phải làm sao cho những chiếc đĩa có giá thật rẻ, theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Thoạt tiên Time Warner đồng ý hợp tác với Toshiba phát triển DVD. Sau đó họ mời thêm Philips vào hợp tác. Nhưng rồi bất chợt, Philips bỏ cuộc để nhập hội phát triển DVD với Sony. Philips và Sony vốn là đồng minh từ trước, bởi họ cùng là chủ sở hữu công nghệ đĩa compact.
Hai bên đã sẵn sàng đối đầu nhau trong cuộc chiến định dạng mới, hệt như cuộc chiến giữa VHS và Beta của Sony. Hiển nhiên không ai muốn điều đó xảy ra cho DVD, đặc biệt là Lieberfarb. Ông đi khắp thế giới để vận động sự thỏa hiệp.
Ông thuyết phục ngành máy tính, nơi đang tìm kiếm phương tiện chứa được nhiều dữ liệu hơn, rằng nếu họ cũng sử dụng những chiếc đĩa đó để chứa phim, họ sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu mà lại hạ được giá thành sản xuất. Ông Dan Sullivan, một cựu quản trị của IBM, cho biết "Lieberfarb đã thực sự thuyết phục chúng tôi".
Mặc dù vậy, giải pháp kỹ thuật mới chỉ là một nửa cuộc chiến đấu. Không phải tất cả các studio đều ủng hộ ý tưởng này. Ba trường quay lớn - Disney, Paramount và Fox - phản đối và tỏ ra lo ngại về nạn đánh cắp bản quyền.
Nhưng các studio cạnh tranh rất hào hứng trước ý tưởng thanh toán bản quyền cho Time Warner, chủ sở hữu của phát minh DVD. Paramount rất sợ công ty ruột Blockbuster của mình bị chèn ép bởi các nhà bán lẻ DVD lớn. Đó cũng là lúc cần đến tài thuyết phục của Lieberfarb.
Cuối cùng ông cũng thuyết phục được Time Warner chấm dứt mối bất hòa lớn với Rupert Murdoch bằng cách đồng ý để cho công ty mới lập của ông này, hãng Fox News, hoạt động trên các hệ thống cáp của Time Warner. Murdoch bắt đầu phát hành DVD ở studio Fox của mình.
Tuấn Mai
Kỳ cuối: Bi kịch và tầm nhìn mới của Lieberfarb