Người thợ cần mẫn chăm “Những bông hoa đẹp”

Người thợ cần mẫn chăm “Những bông hoa đẹp”

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã dành 18 năm tâm huyết với bộ sách "Những bông hoa đẹp" với mong ước nhân mãi điều thiện với Thủ đô.

Nhà nghiên cứu Giang Quân biết đến bộ sách này từ những năm Bác Hồ phát động phong trào viết người tốt, việc tốt. Và năm 1993, Sở Văn hóa bắt đầu làm lại cuốn sách này để ra hàng năm và lấy tựa là Những bông hoa đẹp. Ông gắn bó với nó từ đó đến nay. Ông còn nhớ, lúc đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm và nói với đồng chí Bí thư tỉnh ủy rằng: "Các anh nên tiếp tục viết về các gương người tốt việc tốt mà Bác Hồ đã giao".

Xã hội - Người thợ cần mẫn chăm “Những bông hoa đẹp”

Tình yêu Hà Nội của ông đã được đền đáp với Chứng nhận Công dân Thủ đô ưu tú năm 2011

Ông đã được nghe chính Bác Hồ hướng dẫn cách viết về các gương người tốt việc tốt: "Viết gọn ghẽ, không dài dòng và không được tô hồng. Viết làm sao để người đọc thấy đó là những công việc bình dị nhưng đáng quý. Đừng nghĩ người tốt việc tốt phải là những anh hùng lao động, anh hùng quân đội hay dũng sĩ, chiến sĩ mà chỉ đơn giản là một người dừng xe nhặt mảnh chai vỡ giữa đường bỏ vào thùng rác để tránh cho người đi đường giẫm phải và tránh cho các xe khác đi qua bị nổ lốp. Đó là những việc làm cần được tuyên dương và nhân rộng trong quần chúng". Ông tiếp thu được tinh thần ấy và đằng đẵng 18 năm tận tâm với "Những bông hoa" của thành phố.

18 năm liên tục ông viết và biên tập cho "Những bông hoa đẹp". Ban đầu, cuốn sách huy động được sự tham gia của đông đảo các nhà văn nhưng dần dần, họ thưa thớt rồi vắng hẳn. Một phần vì bận, một phần vì thấy không phù hợp. Chỉ còn ông kẽo kẹt, năm này qua năm khác với những con người bình dị mà đáng trân trọng ấy.

Đại bộ phận bài viết trong cuốn sách là của những phóng viên trẻ, chỉ có ông là người lớn tuổi nhất. 18 năm, lửa nhiệt tình trong ông không hề thuyên giảm vì ông nghĩ việc tuyên truyền văn hóa người Hà Nội thì phải có con người, có mẫu người, nói suông thì không được, cần mẫu người từ những việc làm nhỏ nhất.

Cũng chính vì những trăn trở ấy mà đến năm nay, ở độ tuổi 86, mặc cho sức khỏe đã yếu nhiều, ông vẫn miệt mài viết gương người tốt việc tốt. Chỉ bởi vì tấm lòng muốn nhân mãi những điều tốt đẹp cho Thủ đô.

Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân (tên thật là Nguyễn Hữu Thái, SN 1927 tại xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), nguyên là trưởng phòng Biên tập thông tin triển lãm, Sở Văn hóa Hà Nội (nay là Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Hà Nội). Dù đã nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục cộng tác với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch và cần mẫn in sách. Đến nay ông đã in hàng trăm đầu sách, hầu hết là các tác phẩm viết riêng về Hà Nội. Đặc biệt hai cuốn Ký sự địa chí Hà Nội và Từ điển đường phố Hà Nội là hai cuốn cẩm nang cho những ai muốn tìm hiểu lai lịch mỗi tên đường, mỗi góc phố Thủ đô.

Xuân Thanh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.