Người Trung Quốc mất niềm tin vào nhau

Người Trung Quốc mất niềm tin vào nhau

Thứ 2, 18/02/2013 16:23

Kết quả một cuộc khảo sát tâm lý xã hội tại Trung Quốc mới đây cho thấy sự tin cậy vào người khác trong xã hội nước này đã xuống mức thấp kỷ lục. Tỷ lệ người dân nước này tin vào quan chức chính phủ cũng đang sụt giảm.

Thông tin được tờ  China Daily số ra ngày 18/2 đăng tải. Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố trong một bản báo cáo thường niên về tâm lý xã hội có tên “Sách xanh về tâm lý xã hội” do Viện nghiên cứu xã hội học, thuộc Học viện khoa học xã hội Trung Quốc thực hiện.
 
Tiêu điểm - Người Trung Quốc mất niềm tin vào nhau
Niềm tin trong xã hội Trung Quốc ngày càng giảm
 
Kết quả khảo sát được đưa ra trên cơ sở phân tích ý kiến của những người được khảo sát về mức độ tin cậy của họ với các cá nhân và tổ chức khác. Tổng cộng đã có 1900 người được chọn ngẫu nhiên tại 7 thành phố lớn của Trung Quốc trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải.
 
Theo đó chỉ có chưa đến một nửa số người được khảo sát cho rằng “nhìn chung mọi người đều đáng tin”. Trong khi đó tỷ lệ người được khảo sát cho rằng có thể tin tưởng người lạ chỉ là 30%. Mức độ tin cậy chung của đợt khảo sát chỉ là 59,7 điểm trên tổng số 100 điểm, thấp hơn mức 62,9 điểm của năm 2010. 
 
Những người bạn của gia đình được người Trung Quốc tin tưởng nhất, tiếp sau đó là bạn thân và các mối quen biết. Chỉ khoảng 30% người được khảo sát tin vào người lạ gặp trên đường và 24% tin vào những người lạ trên mạng.
 
Ma Jinxin, 27 tuổi, đến từ Bắc Kinh cho biết anh đã nhận được bài học về việc tin tưởng người lạ tại một nhà ga tàu điện. Ma kể lại khi đó anh trở lại Bắc Kinh sau một chuyến công tác và cần gọi cho một người bạn nhưng điện thoại đã hết pin. Anh hỏi mượn một người đàn ông tại đây và được trả lời rằng hãy đi tìm điện thoại công cộng. 
 
“Tôi cho rằng chúng ta thường nghi ngờ người lạ khi được đề nghị giúp đỡ bởi chúng ta đã được dạy dỗ như vậy từ lúc còn ngồi trên ghế trường và cũng như ở nhà. Khi thấy người ăn xin trên phố, điều đầu tiên chúng ta thường nghĩ tới đó là những người đó đang tìm cách lừa đảo”. 
 
Shi Aijun, một viên chức thuộc khu vực Yulindongli, quận Fengtai của Bắc Kinh cho biết chính sự thiếu tin tưởng vào người khác khiến bà gặp nhiều khó khăn trong công việc. “Rất khó để thuyết phục mọi người mở cửa để tiến hành phỏng vấn hoặc trả lời các khảo sát mà cần cung cấp thông tin cá nhân”, bà Shi chia sẻ.
 
Đối với các tổ chức, 69% người Trung Quốc được hỏi tin vào chính phủ, 64% tin vào các cơ quan truyền thông, 57,5% tin vào các tổ chức phi chính phủ trong khi chỉ 52% tin vào các tổ chức kinh doanh. 
 
Khảo sát cũng cho thấy sự thiếu tin tưởng giữa các nhóm xã hội, nhất là giữa các quan chức chính phủ và người dân Trung Quốc cũng như giữa bác sỹ và bệnh nhân đang tăng lên. Một quan chức tại tỉnh Hắc Long Giang khẳng định với China Daily rằng các biện pháp cưỡng chế được thi hành trong quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc chính là một trong những vấn đề xã hội dẫn tới những căng thẳng giữa các quan chức chính phủ và dân thường.
Theo Thanh Tùng ( China Daily)
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.