Cuộc sống của người Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều. Những thành phố tối tăm, buồn tẻ đã trở thành các đô thị to lớn, rực rỡ, được kết nối với nhau bởi một hệ thống đường cao tốc và đường sắt công nghệ cao. Nhiều người Trung Quốc ngày nay sử dụng máy bay một cách hết sức tự nhiên, cứ như họ bước lên chiếc xe buýt ở ngã tư đường kế đến. Hầu như không thể tin được, rằng trong những năm 1980, xe đạp vẫn còn thống trị hình ảnh đường phố và các loại lương thực quan trọng nhất vẫn còn bị chia theo khẩu phần.
Người ta đã quen với nhiều cái tột bực mà đất nước này luôn có để thông báo: vui mừng vì từ hơn ba thập niên nay đã có một tỷ lệ tăng trưởng cao đáng ganh tỵ của tổng sản phẩm nội địa từ tám tới mười phần trăm, cái do mức phát triển thấp trong nước mà chắc sẽ còn tiếp tục thêm một vài năm nữa. Trong quý hai của năm 2010, Trung Quốc đã đẩy lùi láng giềng Nhật Bản trong bảng xếp hạng các nền kinh tế quốc dân từ hạng hai xuống hạng ba. Nếu như sự phát triển này cứ tiếp tục không thay đổi thì chậm nhất là tới năm 2030 Trung Quốc sẽ vượt qua mặt Hoa kỳ đang dẫn đầu, số phận mà nước Đức đã trải qua năm 2009.
Người nghèo Trung Quốc...
Ngày nay, không phải người Đức là người xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới mà là người Trung Quốc. Bên cạnh Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn còn là đất nước được ưa thích nhất cho các đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đất nước này sở hữu số dự trữ ngoại tệ lớn nhất trên thế giới. Khi các quốc gia công nghiệp phương Tây vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà rơi vào trong tình trạng cứng đờ vì sốc thì Trung Quốc với một chương trình hỗ trợ kinh tế khổng lồ đã có thể không những kích thích nền kinh tế của riêng mình mà còn tiếp tục bảo đảm một thị trường tiêu thụ cho các quốc gia xuất khẩu như nước Đức.
Chính sách cải cách của các thập niên vừa qua là một câu chuyện thành công có một không hai, cái đã diễn ra với một tốc độ nhanh cho tới mức đối với nhiều người Trung Quốc, thế giới dường như đã đảo lộn rồi. Nhưng không phải là họ phải hết sức hài lòng trước sự phát triển nghẹt thở này hay sao?
Thật sự là ngày nay những người đại diện về mặt chính trị cho đất nước này đã xuất hiện với một sự tự tin mạnh hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảng mà với chính sách cải cách và mở cửa của nó đã tạo khả năng cho lần tăng trưởng này, nhận lấy thành công về phần mình. Mặc dù vậy, họ đang đứng trước những thách thức khổng lồ mà kết cuộc của chúng vẫn còn hoàn toàn chưa biết được. Năm 1949, khi họ tiếp nhận quyền cai trị đất nước đã kiệt quệ về kinh tế và bị chiến tranh tàn phá, họ đã làm điều đó với sự ủng hộ rộng rãi của người dân. Thế nhưng một chính sách sai lầm đã dẫn đến những thất bại thảm khốc. Sau cái chết của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã có thể lật ngược lại tình thế trong năm 1978 và nhờ vào chính sách có định hướng đến nền kinh tế và mở cửa của mình mà đã khởi đầu cho lần trỗi dậy gây ấn tượng mạnh. Mặc dù vậy, Đảng vẫn bị mất tin tưởng rất nhiều. Ngay trong số đảng viên của họ vẫn có sự nghi ngại hết sức lớn, liệu họ có thể tìm ra giải pháp cho các vấn đề đang nóng bỏng hay không.
Ngày càng cách biệt và đối chọi và người giàu Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước của những mâu thuẫn, và chúng ngày càng xuất hiện một cách rõ nét hơn. Trong vòng sáu thập niên vừa qua, chưa từng bao giờ có thảo luận về tình hình chính trị một cách trái ngược nhau và cởi mở đến như thế trong đất nước này. Trong khi tinh thần lạc quan khởi đầu vẫn còn tiếp tục đối với người này thì những tiếng chuông báo động đã vang lên từ lâu cho những người khác.
Mới đây, chúng tôi đã ngồi dùng bữa trong một nhóm lớn và thảo luận về tình hình hiện tại trong đất nước. Hai giờ liền, họ tường thuật về những câu chuyện xấu từ quá khứ mới đây và đã lâu hơn, chửa rủa và phê phán, cho tới khi cuối cùng chúng tôi nhận định rằng: “Các anh không hài lòng với mọi thứ. Thế tức là chẳng có thành công gì đáng kể trong những năm vừa qua?”. Câu chuyện sau đó bị khựng lại. Điều này thì thật sự là đã nói quá rồi, một người trong nhóm đó nói. Tất nhiên là có đủ những điều mà người ta cũng có thể hài lòng với nó. “Ví dụ như?”, chúng tôi hỏi. Một câu hỏi khó, như sau đó có thể nhận thấy được, vì không phải ai cũng sực nhớ ra ngay được một cái gì đó.
Chỉ sau khi suy nghĩ một chút, họ mới kể ra các tiến bộ về kỹ thuật, ví dụ như máy tính mà với chúng người ta có thể vào Internet ngay được và tải về thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Thêm vào đó, các phương tiện giao thông và đường giao thông, đường cao tốc và đường sắt hiện đại đã tạo khả năng cho một tính di động hết sức mới mẻ và tiện lợi. Càng lúc họ càng nghĩ ra nhiều điểm tốt hơn, nhưng chúng không tuôn trào ra nhanh chóng như những điểm đáng để ta thán trước đó. Một tình cảnh đặc trưng như chúng tôi đã trải qua ở hầu hết các cuộc trao đổi của chúng tôi. Nó để cho nhận thấy rằng nhiều người Trung Quốc đang sống với những mâu thuẫn nào ở bên trong. Về một mặt, toàn bộ hoàn cảnh sống của họ đã được cải thiện, và ngày nay họ có nhiều khả năng đa dạng trong lập kế hoạch và tạo dựng cuộc sống, trong thông tin và di động, mặt khác, hiện thực hàng ngày đưa ra những câu hỏi cấp bách về công lý và bất công, ý nghĩa và sự thật.
Một viên chỉ huy quân đội cao cấp, được hỏi về tình hình trong nước và đã quen với những mệnh lệnh ngắn gọn, đã biết đưa ra một lời ngắn gọn để mô tả tình thế: ngoại viên nội phương!, ông nói to. “Ngoài tròn trong vuông.” Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc có vẻ hài hòa dưới chính phủ của nó. Nhìn từ bên trong, chẳng có gì hợp với nhau cả.
Những gì là động lực của con người ngày nay trong Trung Quốc, những gì khiến cho họ bất an, họ không hài lòng với những gì, những gì khiến cho họ u buồn, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: Họ hãnh diện vì điều gì? Chúng tôi muốn biết điều đó và vì vậy mà đưa ra hai câu hỏi: Các anh chị hài lòng với những gì? Không hài lòng với những gì?
Người ta có thể tiến hành phỏng vấn trước máy ghi âm hay trước máy quay phim. Chúng tôi quyết định – bất cứ lúc nào có thể – kết hợp những cuộc phỏng vấn của chúng tôi với hoạt động được người Trung Quốc ưa thích: ăn uống thỏa thích. Nhờ hoàn cảnh này mà sau một vài ly rượu nhỏ lời nói đã tuôn trào ra và những người được hỏi bắt đầu một lần phê bình tổng thể có quy mô rộng lớn, cái mà chúng tôi không muốn ngắt lời. Qua đó, nhiều người luôn đề cập đến cùng những đề tài, điều dẫn đến việc nội dung được lặp lại trong các cuộc phỏng vấn. Xin hãy tha lỗi cho chúng tôi, khi chúng tôi không gạch bỏ những lần lặp lại này. Theo ý của chúng tôi, chúng tăng cường ấn tượng, rằng các vấn đề đó đang đè nặng lên tâm hồn của những người này cho tới đâu.
Thêm vào đó, chúng tôi bảo đảm tính nặc danh cho những người được hỏi. Một đảng viên già có nhiều tuổi đảng sau đó đã trở nên thích bàn chuyện và tự phát nói: “Thời đó, với cuộc cách mạng năm 1949 của chúng tôi, chúng tôi đã đập tan xã hội giai cấp cũ, xóa bỏ sự khác biệt giữa nghèo và giàu, xua đuổi tham nhũng và mãi dâm ra khỏi xã hội của chúng tôi. Nhưng bây giờ thì những cái xấu xa cũ lại xuất hiện ở khắp mọi nơi, và đã có những gia cấp mới thành hình. Con cháu của các cán bộ đang nắm quyền mới chính là những người hưởng lợi cuộc tăng trường kinh tế hết sức lớn của chúng tôi. Họ tạo nên giới quý tộc giàu có mới. Những người giàu của ngày hôm nay còn giàu hơn cả những người thời trước rất nhiều, chỉ khác với ngày xưa là phần lớn họ đều mang tiền bạc của họ ra nước ngoài, vì họ không tin vào sự phát triển của đất nước chúng tôi.”
Nhiều bất công đã và vẫn đang tiếp tục diễn ra hàng ngày, có thể đọc được trên Internet, nhưng cũng có thể đọc được trên những tờ nhật báo Trung Quốc hay theo dõi trong các chương trình phê bình của các đài truyền hình nhà nước và Hongkong.
Và mặc dù vậy: mặc cho những lời ta thán có lý do đó, người ta đã làm được nhiều điều thật to lớn. Cũng có cả những bước đi dài theo đường hướng xây dựng các thể chế nhà nước pháp quyền. Từ trải nghiệm cá nhân, chúng tôi có thể so sánh mức sống của ngày nay với mức sống trước năm 1949 và mức sống trong những năm 1970. Khi chúng tôi thuật lại cho giới trẻ của ngày nay, rằng cho tới đầu những năm 1980, gọi điện thoại thường là một vấn đề thường không thể giải quyết được, chúng tôi hay gặp phải một sự ngạc nhiên nghi ngại, nhưng không lâu. Giới trẻ ngày nay không để cho người ta đánh lừa mình với những so sánh như vậy, và sự kiên nhẫn không thuộc vào trong những đức tính tốt của họ. Họ yêu cầu nhiều hơn nữa.
“Chúng tôi những người trẻ nhìn thế giới ngày nay khác với những người lớn tuổi hơn”, một nữ trợ tá quản lý 25 tuổi ở Thượng Hải nói với chúng tôi. Các thế hệ sinh ra trong những năm 1980 và 90 không có sự so sánh với trước đây. Những gì mà người ta kể cho chúng tôi nghe về nghèo đói giống như truyện cổ tích đối với chúng tôi. Chúng tôi đã lớn lên trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế. Đối với chúng tôi đó là một sự tự nhiên, khi mức sống được cải thiện liên tục. Chính phủ phải lo cho điều đó. Đó là nhiệm vụ của họ. Họ có trách nhiệm phải làm việc đó, và vì vậy mà không có cớ gì để luôn nhấn mạnh rằng ngày nay chúng tôi có được tốt hơn nhiều. Không phải quá khứ là thước đo của chúng tôi, mà là hiện tại và tương lai. Và ngoài ra thì cũng chẳng hề đúng đâu, rằng tất cả đã tốt hơn. Nếu người ta nhìn cho kỹ thì trong nhiều lĩnh vực đã trở nên xấu đi, ví dụ như tất những gì về sự bất cân bằng giữa giàu và nghèo. Những khác biệt như vậy về cơ bản là bất thường và chứng tỏ chính phủ vô trách nhiệm và bất tài. Đó phải là trách nhiệm của các lãnh tụ chính trị, làm một cái gì đó cho những người không tự mình phát triển được. Chính phủ phải đưa cho họ cơ hội, việc làm và an sinh xã hội.”
Thế tức là tình trạng trong nước ra sao? Ý kiến về điều này hết sức khác nhau. Một giáo sư nổi tiếng của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nhận định: “Trên thực tế thì tình hình đất nước của chúng tôi còn tồi tệ hơn là phần lớn người dân nghĩ. Xã hội của chúng tôi lâm trọng bệnh'.
Một thăm dò ý kiến mang nó ra ánh sáng và phù hợp với kết quả công cuộc điều tra riêng của chúng tôi. Trong tháng 11 năm 2009, Diễn đàn Nhân dân, một tờ báo, thuộc tờ Nhân dân Nhật báo, phân phát cho 8.000 người trong một trăm trường học và học viện một danh sách liệt kê các vấn đề được phỏng đoán là lớn nhất của mười năm tới đây mà người ta có thể đánh dấu vào nhiều vấn đề.
Trên tám mươi phần trăm những người được hỏi nêu sự tham nhũng tràn lan trong giới quan chức và đi cùng qua đó là sự mất tin tưởng trầm trọng vào uy quyền của giới lãnh đạo như là vấn đề lớn nhất trong đất nước họ. Họ còn cho rằng tham nhũng sẽ còn tồi tệ hơn trong vòng mười năm tới đây.
Cũng trên tám mươi phần trăm cảm thấy bất an về hố sâu ngày càng tăng giữa nghèo và giàu và xuất phát từ đó là nỗi lo sợ trước những cuộc nổi dậy và bạo động.
Trên sáu mươi phần trăm đưa ra các xung đột với giới quan chức ở các đơn vị quản lý địa phương như là mầm mống đáng lo ngại. Bởi giới quan chức tham lam và vô lương tâm mà đã xảy ra nhiều sự bất công. Người ta không còn tin vào những người đại diện cho nó nữa.
Cũng trên sáu mươi phần trăm lo ngại vì giá bất động sản quá cao, khiến cho việc mua hộ ở là điều không thể đối với những người có thu nhập thấp. Người giàu do thiếu những khả năng đầu cơ khác nên đã mua hộ ở và mong cho nhà tăng giá, điều đã đẩy giá cả lên cao.
Giá bất động sản quá cao đẩy Trung Quốc vào khủng hoảng
Trên sáu mươi phần trăm phàn nàn về sự suy thoái khủng khiếp của giá trị và đạo lý. Con người còn ở đâu khi tiền bạc là thước đo của tất cả mọi thứ? Các giá trị xưa cũ của xã hội chịu nhiều ảnh hưởng đạo Khổng đã không được chuyển giao tiếp. Chúng đã bị phá hủy từ lâu rồi. Các giá trị cách mạng đáng kính trọng, những cái mà các người cha đẻ của cuộc cách mạng đã tuyên truyền khi họ bước ra để xây dựng một xã hội hài hòa, công bằng, đã lộ hình như những lớp vỏ bọc trống rỗng bằng từ ngữ mà dấu mình ở sau đó là sự ích kỷ và tranh giành quyền lực. Ngày nay, người ta không còn có thể tin tưởng một ai được nữa. Quá nhiều điều sai đã được tiếp tục truyền đi như sự thật. Không còn có đức tính tốt nữa.
Đối với trên năm mươi phần trăm, các cải cách diễn ra một cách quá ngần ngừ. Người dân thất vọng, vì mong muốn dân chủ hóa từng bước của họ đã không được hiện thực. Cũng từng ấy người được hỏi lo ngại về ô nhiễm và phá hủy môi trường.
Trên bốn mươi phần trăm phàn nàn về việc chăm sóc không tốt cho những người già và về nạn thất nghiệp trong số những người trẻ tuồi vừa tốt nghiệp đại học.
Không được nêu ra trên danh sách này là vấn đề của nạn thất nghiệp ở vùng nông thôn mà theo ước lượng của các chuyên gia nằm ở khoảng trên hai mươi phần trăm và mang nhiều lực nổ ở trong nó. 230 triệu công nhân di cư đe dọa tính ổn định của thị trường lao động, nếu như tăng trưởng kinh tế rơi xuống dưới tám phần trăm.
Các cải cách kinh tế đã giải phóng nhiều trăm triệu con người ra khỏi cái nghèo trong một thời gian ngắn – một việc chưa từng có. Nhưng vẫn còn trên một trăm triệu người sống dưới ranh giới nghèo. Họ phẫn nộ về những bất công bằng trong xã hội, về sự phân chia sở hữu không đồng đều, và họ mơ ước trở về thời đã qua, khi tất cả còn nghèo như nhau.
Đối diện với các mâu thuẫn và xung đột này trong đất nước, nhiều người Trung Quốc lo sợ sẽ mất ổn định. Những người già, đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa vào cuối những năm 1960, biết rằng khi tình trạng không có pháp luật và vô chính phủ thống trị thì sẽ như thế nào.
Nhưng trong lịch sử dài lâu của họ, người Trung Quốc không bao giờ đánh mất niềm tin vào quốc gia của họ và đã chứng tỏ một tính liên tục, kiên trì và sẵn sàng hy sinh có một không hai. Và lần này rồi họ cũng sẽ thành công. Hy vọng của chúng tôi nằm ở số đông những người trẻ tuổi tự tin và được đào tạo tốt. Họ có sức mạnh và ý muốn, để giải quyết các vấn đề của đất nước này.
Tác giả Yu-Chien Kuan
Dịch giả Phan Ba (Cộng hoà Liên bang Đức)