Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 07/02/2017 12:48

Giống các công dân Hồi giáo bị Tổng thống Trump cấm nhập cảnh vào Mỹ trong những ngày gần đây, người Trung Quốc cũng từng phải chịu một tình trạng tương tự trong quá khứ.

Tổng thống Trump hồi cuối tháng 1 đã ký một sắc lệnh cấm người dân từ các quốc gia Hồi giáo như Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong thời gian 90 ngày tới.

Trong tuyên bố của mình, ông Trump nói rằng đây là hành động rà soát lại để đẩy lùi nguy cơ khủng bố ra khỏi nước Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này đã gây ra sự tranh cãi lớn trong lòng nước Mỹ về những gì mà các phương tiện truyền thông gọi là sự phân biệt đối xử với người nhập cư.

Hồ sơ - Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Phố người Hoa ở Mỹ trở thành điểm du lịch cho nhiều du khách.

Đối với nhiều người trong cộng đồng người Hoa ở Mỹ, quyết định cấm nhập cảnh các công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo gần đây của Tổng thống Donald Trump khiến họ nhớ về những điều mà họ từng trải qua trong quá khứ. Nói chính xác hơn, chính những người Trung Quốc mới là đối tượng từng trở thành mục tiêu của chính sách nhập cư mang tính phân biệt đối xử.

Một số nhân vật người gốc Hoa có uy tín ở Mỹ đang cảnh báo chính quyền Washington không nên lặp lại những sai lầm họ đã phạm phải hơn một thế kỷ trước. "Chúng tôi sẽ xem lệnh cấm này của Trump như một chương đáng xấu hổ trong lịch sử nước Mỹ", Bill Ong Hing, giáo sư luật tại trường Đại học San Francisco và là người hoạt động bảo vệ quyền tự do dân sự Mỹ nói với tờ Aljazeera.

Giáo sư Hing cho hay, nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi người gốc Á cũng đang lên tiếng kêu gọi chống lại sắc lệnh di trú gây tranh cãi của ông Trump dù bản thân họ không phải là đối tượng có trong danh sách.

Đối với nhiều người trong cộng đồng người Hoa ở Trung Quốc, những điều này đối với họ không có gì xa lạ. Đạo luật Mỹ Scott trong cuối kỷ XIX từng cấm người Trung Quốc trở lại Mỹ sau khi về quê hương thăm gia đình dù nhiều người đã có giấy phép cư trú và làm việc ở quốc gia này nhiều năm.

"Có hàng trăm người Trung Quốc từng bị chặn tại cảng San Francisco giống như nhiều người từ các quốc gia Hồi giáo bị mắc kẹt ở các sân bay vài ngày qua", Gordon H Chang, giáo sư lịch sử Đại học Stanford so sánh. Quyết định mà Mỹ đưa ra khi đó là một số số các Đạo luật sửa đổi nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc, nơi mà Mỹ gọi là hỗn loạn, bần cùng - bởi nhà Thanh khi đó đang bị xâu xé và trở thành thuộc địa của nhiều nước. Đạo luật Scott đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 20.000 người Mỹ gốc Hoa trong nhiều năm.

Người Trung Quốc, hay các nhà sử học sau này nói rằng đạo luật mà chính quyền Mỹ đưa ra chỉ là vỏ bọc che đậy cho sự yếu kém của kinh tế đất nước chứ không phải lo ngại những hệ lụy từ việc nhập cư của người Hoa. Quyết định nói trên được ví như một hành động nhằm "loại trừ" cộng đồng người Hoa trên đất Mỹ.

Chinatown - Phố người Hoa ngày hôm nay xem như là địa điểm vui chơi giải trí, nơi mà những người Mỹ gốc Hoa tụ họp lại thành cộng đồng với nhau, sinh sống và buôn bán các mặt hàng tạp hóa, các loại thực phẩm, đồ nữ trang đặc trưng cho du khách. Tuy nhiên trong quá khứ, cộng đồng này phải chịu sức ép từ những sức ép từ nhiều cộng đồng người khác, bao gồm cả người da đen.

Đạo luật "loại trừ" người Hoa được bãi bỏ hơn sáu thập kỷ sau đó trong chương trình nghị sự ngoại giao của Washington với Bắc Kinh. Sue Lee, người đứng đầu trung tâm Lịch sử Xã hội người Hoa ở Mỹ cho biết, vào năm 1943 mọi thứ đã thay đổi sau khi Trung Quốc trở thành một đồng minh của Mỹ chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II. 

Nỗi đau quá khứ và nguy cơ hiện tại

Hồ sơ - Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ (Hình 2).

Mỹ từng có những đạo luật chống người Trung Quốc trong quá khứ.

Đạo luật chống người Trung Quốc trong quá khứ được thông qua bởi cựu Tổng thống Mỹ Chester Alan Arthur trong năm 1882, với thời hạn ban đầu là 10 năm. Nhưng đến năm 1892, nó đã được gia hạn một thập niên nữa, và đến 1902 đạo luật này trở thành vô hạn.

Tổng thống Arthur dù chỉ phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm, nhưng quyết định này vẫn được duy trì đến 12 đời tổng thống sau đó, bất kể việc Mỹ và thế giới đã trải qua rất nhiều biến động, thay đổi. Nhiều ý kiến đang cảm thấy lo ngại khi tiền lệ như vậy có thể lặp lại với chính sách của Tổng thống Trump với khả năng áp dụng không chỉ là 90 ngày mà trở nên vĩnh viễn.

Cũng giống như thời điểm hiện tại khi các cuộc phản đối của những người Hồi giáo trên nước Mỹ nổ ra ở nhiều nơi, cộng đồng người Hoa phẫn nộ với chính sách áp đặt của chính phủ Mỹ trong quá khứ đã có những hoạt động phản đối trên diện rộng. Một điều khoản trong đạo luật "chống Trung Quốc" từng bắt buộc mỗi người gốc Hoa phải luôn mang theo ảnh nhận dạng của mình mọi lúc mọi nơi.

"Đạo luật Geary năm 1892 yêu cầu nguời Trung Quốc ở Mỹ phải mang ảnh nhận dạng cá nhân trên người ở mọi nơi, nếu không mang theo, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất", Giáo sư Chang kể lại. Tuy nhiên đã có "hàng chục ngàn người từ chối thực hiện bằng cách từ chối đăng ký làm ảnh với cơ quan của Mỹ".

Một cách khác mà người Hoa dùng để “lách luật” đó là vào năm 1906, trận động đất lớn ở San Francisco gây ra một đám cháy thiêu rụi toàn bộ giấy tờ sổ sách công. Nhiều người Trung Quốc đã đến Mỹ bằng cách mang theo “giấy chứng nhận con cái” và tự xưng là con của người dân Mỹ nơi đây. Look Lee - ông nội của Sue Lee là một trong những người đến Mỹ theo cách như vậy. Trong khi điều này khiến ông nội của Sue phải giữ bí mật nhiều năm thì bản thân cô cảm thấy tự hào khi coi đây là một lời nhắc nhở về khao khát phục hồi lại sự thịnh vượng của cộng đồng người Hoa trên đất Mỹ.

Tuy nhiên những năm tháng sau đó cộng đồng này vẫn phải cố gắng bảo vệ bản thân mình trước những quyền lợi ít ỏi mà nước Mỹ dành cho họ. "Một trong những điều người Mỹ gốc Hoa đã làm là chiến đấu. Chúng tôi đi thưa kiện và đứng lên chiến đấu cho quyền lợi của mình. Chúng tôi cũng có những luật sư luôn đứng về phía mình", Sue nói.

Những điều mà nước Mỹ từng làm trong quá khứ với cộng đồng người Trung Quốc giờ đây không còn được nhắc nhiều đến trong các cuộc thảo luận phổ biến về lịch sử nước Mỹ. Sue Lee và giáo sư Chang cho hay, mặc dù có lời xin lỗi chính thức từ chính phủ Mỹ, những người cùng dân tộc với họ đã không nhận được khoản bồi thường nào trước sự đối xử mà họ phải chịu đựng. Trong khi đó những người Mỹ gốc Nhật đã nhận được những khoản bồi thường khi họ bị giam giữ trong Thế chiến II.

"Chúng tôi không nhận được những bù đắp khi đạo luật bãi bỏ giống như những cộng đồng người khác dù chúng tôi bị đối xử không công bằng", Sue Lee nói.

Đọc thêm>>> Hậu quả TT Trump phải nhận nếu chống lệnh tòa án

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.