Người tù cộng sản và hành trình đi tìm người có ơn vô danh

Người tù cộng sản và hành trình đi tìm người có ơn vô danh

Thứ 5, 27/12/2012 23:46

Năm 1973, hiệp định Paris được kí kết, kẻ thù buộc phải trao trả tù binh. Nhưng do trong biệt giam, những tin tức bên ngoài hầu như không có, đến lúc được lên máy bay, ông và các đồng chí của mình vẫn không hề biết mình được trao trả.

Bị dồn lên máy bay, đưa ra biển, tất thảy đều lo lắng không biết bị đưa đi đâu và thả xuống điểm nào. Chỉ tới khi thấy sân bay Lộc Tấn- Lộc Ninh, cửa máy bay mở ra thấy đồng bào đứng hai bên đường với cờ hoa dành cho những người chiến thắng trở về, nước mắt mới rơi xuống trên những đôi mắt hõm đen và gò má xanh xao của những người tù.

Được các má, các em dìu vào nơi dành cho tiếp nhận, nhìn thấy ảnh Bác, cờ Đảng rồi được vận lên mình bộ quân phục mới tinh sau bao nhiêu năm mặc áo tù, tình cảm của mỗi người lính lúc đó không thể nào diễn tả được. Do thuộc thành phần kì cựu tù cứng nên ông được anh em cử ra làm đại diện phát biểu trong buổi lễ trao trả. Đứng trước đồng bào, đồng đội mình, ông không thốt nổi nên lời, chỉ cố gắng không để nước mắt rơi xuống trong giờ phút thiêng liêng khi lá quốc kì được kéo lên.

Pháp luật - Người tù cộng sản và hành trình đi tìm người có ơn vô danh

Vợ chồng ông Nguyễn Trọng Lượng

Ông trầm ngâm tâm sự với chúng tôi, suốt bao nhiêu năm làm lính, đời lính và đời tù tương đương nhau, bao nhiêu hi sinh mất mát đã trải qua, giờ ông chỉ còn đau đáu nỗi niềm về những người đồng đội đã ngã xuống. Nhiều người trong số họ mãi mãi trở thành những liệt sĩ vô danh.

Trở lại với câu chuyện về người y tá đã cứu sống ông trong suốt những ngày nguy kịch nhất, cho tới giờ, ông Lượng vẫn không biết tên người đàn ông phúc hậu đó là ai, có hỏi cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu xua tay.

Ngày ấy, nằm trên giường bệnh trạm xá, ông đã xác định nắm chắc cái chết. Vậy mà ngay buổi chiều hôm ấy, sau giờ làm, đã được ông Thùy- vốn là tù chiêu hồi chở đi trên chiếc xe đẩy xuống khu nhà dành cho y tá. Căn nhà lợp bạt tách riêng biệt khiến ông cũng cảm thấy lo ngại không biết mình bị đưa đi đâu. Nhưng ông suy nghĩ: "Mình sống được đến giờ cũng là gáo dày rồi". Chờ chưa được bao lâu thì cửa mở, người y tá bước vào khám lại vết thương cho ông. Ông ta tẩy trùng vết thương, băng bó, khâu lại những chỗ thịt rách và mười đầu ngón tay. Suốt cuộc chữa chạy và nhiều ngày sau đó, người y tá này hoàn toàn không có sự trao đổi nào với ông. Ông Lượng cũng không hiểu được lý do của sự ưu ái này, lo ngại nhiều hơn, sợ đây là một chiêu trò của kẻ thù nhằm li gián anh em. Nhưng từ đầu tới cuối, ngày nào cũng vậy, cứ hết giờ làm là ông Thùy lại đưa ông Lượng xuống để viên y tá chữa trị. Mỗi ngày là một lọ B12 và các loại thuốc khác. Mỗi khi gỡ bỏ khẩu trang ra, gương mặt người y tá cao gầy và hiền hậu chỉ mỉm cười. Tất cả những việc này đó diễn ra trong bí mật. Thậm chí, ông Lượng còn nhớ, thời điểm đó viên y tá vừa mới lấy vợ xong. Vợ người này từ Sài Gòn ra thăm, định ghé vào xem thì bị đẩy ra.

Pháp luật - Người tù cộng sản và hành trình đi tìm người có ơn vô danh (Hình 2).

Chuồng cọp ở nhà tù Phú Quốc

Nhờ những việc làm ý nghĩa đầy tình người ở một nơi tưởng như không ngờ tới đó, ông Lượng mới sống được cho đến hôm nay. Cái ơn đó không bao giờ ông quên. Thắc mắc: "Liệu người y tá đó có phải là người do quân ta cài vào hay chỉ làm vì tình người cứ thôi thúc thôi thúc hoài trong ông và không có câu trả lời”. Ông đi Sài Gòn, ra Phú Quốc, gặp cả tên cai tù khét tiếng Bảy Nhu để tìm lại người ơn năm xưa của mình nhưng vẫn không tìm được. Nhưng ông tin, ngày nào còn chưa tìm thấy người y tá phúc hậu đó thì chừng đó ông vẫn chưa thôi tìm kiếm.

Đ.H


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.