Hình ảnh ghi nhận được cho thấy những loài vật ăn thịt như báo, linh cẩu, chó rừng hiện diện về đêm trên những con đường dân cư và vật nuôi đi lại vào ban ngày. Các vụ báo tấn công người hiếm khi xảy ra.
Báo sinh sống về đêm tại Maharashtra.
Mật độ dân cư nơi đây khoảng hơn 300 người/100 km 2 , trong đó cũng có bình quân 5 con báo và 5 linh cẩu sinh sống trên mỗi 100 km 2.
Linh cẩu - Ảnh: Live Science
Nhân viên của WCS Ullas Karanth nhận xét: “Kết quả công trình của chúng tôi là nhằm hiểu biết những giới hạn trong sự thích nghi khi con người và động vật hoang dã cùng hiện diện”.
Chó rừng
Phát hiện về sự sống của báo bên cạnh người giúp thúc đẩy nhu cầu bảo tồn động vật hoang dã bên ngoài những khu bảo tồn.
Cư dân địa phương chia sẻ môi trường sống với động vật săn mồi ăn thịt
Nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí PLos One.
Trên tuyến đường cao tốc 191 phía tây Pinedale, bang Wyoming của Mỹ, người điều khiển phương tiện giao thông di chuyển với vận tốc trung bình 105 km/h thường hay gặp phải các tình huống va chạm với các loài động vật bất ngờ băng sang đường, đặc biệt là vào mùa chúng di cư.
Khi con người học cách sống chung với thiên nhiên
Trên tuyến đường cao tốc 191 phía tây Pinedale, bang Wyoming của Mỹ, người điều khiển phương tiện giao thông di chuyển với vận tốc trung bình 105 km/h thường hay gặp phải các tình huống va chạm với các loài động vật bất ngờ băng sang đường, đặc biệt là vào mùa chúng di cư.
Linh dương băng qua đường ngay trước mũi xe. |
Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho đoàn vật di cư mà còn cho chính những người tham gia giao thông.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho các loài vật lẫn con người, Ủy ban giao thông của bang Wyoming đã chi 9,7 triệu USD để xây dựng các cây cầu vượt cũng như hầm vượt phục vụ nhu cầu di cư của các loài như nai, linh dương… qua đó bảo tồn con đường di cư mang tính lịch sử của các loài di cư cũng như an toàn tính mạng cho chúng.
Chi phí mà bang và các lái xe tiết kiệm được nhờ tránh để xảy ra các vụ va chạm trên đường cao tốc sẽ được dùng để chi trả cho dự án trong vòng 12 năm.
Bên cạnh việc xây cầu vượt, người ta còn tiến hành dựng hàng rào kéo dài 12 km dọc hai bên tuyến đường cao tốc.
Hằng năm, loài linh dương cùng các loài khác tại công viên quốc gia Grand Teton phải vượt qua một quãng đường dài 273 km để di cư về phía Nam, nhắm đến thượng nguồn dòng sông Xanh để trú đông.
Trên đường di chuyển, chúng gặp rất nhiều trở ngại: sông suối, hàng rào, dãy núi chắn ngang… mà nguy hiểm nhất phải kể đến tuyến đường cao tốc 191.
Mỗi độ Xuân về hay cuối Thu, hàng ngàn con linh dương và nai… di cư băng qua tuyến đường cao tốc này.
Trước khi dự án được tiến hành, các con vật di cư gặp rất nhiều khó khăn.
Chính quyền cùng người dân đã chung tay giúp đỡ, bảo vệ thế giới tự nhiên.
Phú Sang (t/h)