Người Việt hay "đổ thừa", cãi nhanh cãi khỏe và những tật xấu khiến ai cũng giật mình nhìn lại

Người Việt hay "đổ thừa", cãi nhanh cãi khỏe và những tật xấu khiến ai cũng giật mình nhìn lại

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 4, 22/05/2019 20:55

Việc đầu tiên của nhân viên người Việt sau khi sếp giao là lầu bầu vài câu đã. Sếp nói chưa xong đã cãi rồi, cãi nhanh cãi khỏe, cãi đã xong mới làm. Mà làm thì lại hay ăn bớt công đoạn. Người Việt Nam hay thông minh kiểu thấy công đoạn không cần thiết là bỏ đi, mà đâu biết đó có khi là quy tắc của an toàn lao động. Đó chính là tính xấu kìm hãm sự phát triển của lao động Việt.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và những diễn biến trên thị trường kinh tế thế giới liên tục đổi chiều như hiện nay đòi hỏi mỗi lao động phải có sự thay đổi tích cực như tư duy, thái độ đánh giá sự việc và biện pháp đối mặt với những biến động.

Tài chính - Ngân hàng - Người Việt hay 'đổ thừa', cãi nhanh cãi khỏe và những tật xấu khiến ai cũng giật mình nhìn lại

Ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Intracom.

Shark Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Intracom cho biết: "Chưa bao giờ ta thấy một dòng trạng thái của Tổng thống Mỹ lại có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một nông dân Trung Quốc. Chưa bao giờ thấy mối đe dọa đến sự sống của toàn thể nhân loại diễn ra chỉ trong vài giờ thậm chí vài phút, vì những tác động của biến đổi khí hậu, của những vụ thử vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo.

Chưa bao giờ chúng ta thấy nguy cơ mất việc làm ngay trên đất nước mình vì những người nước ngoài có giấy phép làm việc tại đây".

Theo "cá mập" của series ăn khách Shark Tank Việt Nam, khách quan đánh giá, yếu tố lao động cá nhân của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản không giỏi bằng người Việt nhưng họ có tinh thần tập thể rất mạnh, tuân thủ kỷ luật, chấp hành theo chỉ đạo cấp trên khiến kết quả công việc cao - đó cũng chính là điểm trừ lớn nhất của lao động Việt Nam.

Tài chính - Ngân hàng - Người Việt hay 'đổ thừa', cãi nhanh cãi khỏe và những tật xấu khiến ai cũng giật mình nhìn lại (Hình 2).

Chủ tịch Intracom nêu quan điểm: "Còn chúng ta việc đầu tiên sau khi sếp giao là lầu bầu vài câu đã. Nhiều nhân viên sếp nói chưa xong đã cãi rồi, cãi nhanh cãi khỏe, cãi đã xong mới làm. Mà làm thì lại hay ăn bớt công đoạn. Người Việt Nam hay thông minh kiểu thấy công đoạn không cần thiết là bỏ đi, mà đâu biết đó có khi là quy tắc của an toàn lao động".

Cùng với sự cạnh tranh về trí tuệ và năng lực của những nhân viên trong công ty là sự cạnh tranh về thái độ làm việc.

Chủ tịch HĐQT Intracom cho rằng: "Chúng ta xem truyện cổ tích thấy nếu có khó khăn nhân vật chính sẽ ngồi xuống khóc, bụt hiện lên giải quyết, đợi bụt giải quyết xong mới làm tiếp. Nhiều người không tự tìm cách giải quyết công việc của mình, làm việc theo kiểu thụ động, tôi hay nói đùa là thấy dễ làm khó bỏ".

Đặc biệt, nhiều lao động Việt Nam đang thiếu trung thực với bản thân mình. Đó là "văn hoá đổ thừa" mỗi khi thấy khó khăn.

Mỗi người lao động đều có quỹ đạo công việc khác nhau, thay vì nhìn thẳng và nhận khuyết điểm thì họ tìm đủ mọi lý do giải thích và đổ lỗi mà tuyệt nhiên không nhận về mình để sửa đổi.

Tại Nhật Bản, ý thức tự tôn trong công việc rất được coi trọng. Nhiều thanh niên Nhật Bản tự tử vì cảm giác áy náy khi làm sai trong công việc, họ luôn lo lắng sai lầm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân.

Còn ở Hàn Quốc, tác phong làm việc của đa số lao động cũng rất chăm chỉ. Họ có thể làm liên tục 12 tiếng từ 9h sáng đến 9h tối chưa nghỉ, nếu công việc chưa hoàn thiện.

Trong khi đó, chủ tịch Intracom nhìn nhận nhiều nhân viên Việt Nam đi làm rất hay xin nghỉ, "giỗ ông nội cũng nghỉ, rồi sinh nhật bà ngoại cũng nghỉ".

"Thế thì không chuyên nghiệp được. Không chuyên nghiệp thì không làm việc gì được. Khi các bạn là một mắt xích trong hệ thống, việc các bạn làm vậy sẽ rất ảnh hưởng tập thể", ông Việt cho hay.

Ngoài ra, vấn đề quan trọng mà lao động Việt Nam hiện nay đang gặp phải đó là tư duy làm việc trong môi trường lớn. Nghĩa là họchỉ thích làm việc trong các doanh nghiệp lớn, hay nhảy việc, thậm chí xin việc cũng không biết doanh nghiệp mình ứng tuyển đang làm về cái gì.

Chủ tịch HĐQT tập đoàn Intracom Nguyễn Thanh Việt nhắn nhủ: "Thật ra bão gì thì bão, gió gì thì gió, nếu chúng ta biết cúi mình xuống thì vẫn tránh được gió bão. Nếu chúng ta biết được nhược điểm của bản thân, không chủ quan trong bất cứ trường hợp nào, có thái độ khiêm tốn học hỏi khó khăn gì cũng qua được hết".

Chỉ cần mỗi cá nhân thay đổi thái độ và tư duy làm việc, dù môi trường xung quanh có biến đổi thế nào, họ vẫn có thể đối phó được. Làm tốt mỗi công việc đơn giản không hề đơn giản, làm tốt mỗi việc bình thường không tầm thường.

Ông Nguyễn Thanh Việt sinh năm 1963 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Sau khi tốt nghiệp Đại học Thuỷ lợi, ông Việt dành 16 năm để công tác tại công ty Sông Đà, nắm giữ các chức vụ lãnh đạo từ giám đốc xí nghiệp, đến phó giám đốc rồi giám đốc công ty…

Năm 2002, ông Việt thành lập công ty Đầu tư hạ tầng và Giao thông (Intracom), kinh doanh theo hướng đa ngành, từ xây dựng, thủy điện, bất động sản đến y tế,…

Là một người yêu mến đạo Phật, điểm đặc biệt trong phương thức hoạt động của Intracom chính là văn hóa "Từ bi – Trí tuệ" xây dựng trên nền tảng Phật giáo.

Minh Anh (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.