‘Người Việt mua sừng tê giác để khẳng định vị thế’!

‘Người Việt mua sừng tê giác để khẳng định vị thế’!

Thứ 3, 10/09/2013 14:25

Từ đầu năm đến nay đã có trên 600 cá thể tê giác bị giết hại. Việt Nam được xem là nước buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã nhiều nhất thế giới đặc biệt là ngà voi và sừng tê giác.

Sáng 10/9, tại Hà Nội cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã phối hợp cùng Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tổ chức buổi tọa đàm liên quan về quản lý, sử dụng, bắt giữ mẫu loài vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật tê giác tại Việt Nam.

Việt Nam Xanh - ‘Người Việt mua sừng tê giác để khẳng định vị thế’!

Trung bình mỗi ngày trên thế giới có 2 con tê giác bị giết hại lấy sừng.

Theo thống kê của CITES thời gian gần đây trên thế giới đang đứng trước tình trạng săn bắn, buôn bán trái phép xuyên biên giới các loài động vật hoang dã ngày càng gia tăng, trong đó đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác và hổ (Riêng tê giác tốc độ săn bắn trái phép tăng rất nhanh từ khoảng xung quanh chục cá thể/năm vào trước năm 2008 và đã lên trên 600. 6 tháng đầu năm 2013 đã có trên 600 cá thể tê giác bị giết hại). Trong đó phải kể đến tê giác Nam Phi đang bị giết hại để lấy sừng đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Ở Việt Nam tê giác tuyệt chủng vào năm 2010.

Theo bà Khương Thị Minh Hằng – Phó vụ trưởng vụ 1 (Viện kiểm sát nhân dân tối cao) cho biết, từ năm 2004 đến nay cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 20 vụ buôn bán vận chuyển trái phép sừng tê giác và ngà voi, thu giữ 100kg sừng tê giác và hàng nghìn ngà voi. Theo bà Hằng, việc xử lý những vụ án tại địa bàn trọng điểm gây khó khăn. “Do luật pháp chưa có văn bản quy định cụ thể về thế nào là ‘số lượng lớn, rất lớn’ hoặc ‘hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng’. Hiện ở Việt Nam cũng chưa có cơ quan chức năng nào giám định chuyên môn đối với các vật phẩm từ ngà voi và sừng tê giác vả lại đây là hàng cấm nên không có quy định về giá để định hình khung hình phạt”.

Việt Nam Xanh - ‘Người Việt mua sừng tê giác để khẳng định vị thế’!  (Hình 2).

Hiện ở Việt Nam chưa có cơ quan chức năng nào giám định chuyên môn đối với các vật phẩm từ ngà voi và sừng tê giác để định khung hình phạt.

Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Dũng, cho biết, sở dĩ sừng tê giác trở thành “cơn sốt” chính từ những lời thêu dệt của các lái buôn nói về công dụng chữa bệnh của sừng tê giác đã làm cho nhiều người lầm tin rằng đây là liều thuốc chữa bách bệnh. Trong đó chữa được cả bệnh ung thư. Vì vậy giá mỗi lạng sừng tê giác cuối năm 2011 đầu 2012 có giá cao đến 130 – 140 triệu đồng.

“Có nhiều nghiên cứu nhưng chưa tìm ra công dụng chữa hay phòng ngừa ung thư của sừng tê giác. Trong khi đó rất nhiều trường hợp dùng sừng tê giác để chữa ung thư nhưng vẫn tử vong nhanh chóng. Lương y Trần Văn Quảng đã từng khẳng định: ‘Dùng sừng tê giác nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe’. Còn theo đông y Trung Quốc qua kết quả nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên 3.000 bệnh nhân tại 50 đơn vị nghiên cứu khẳng định việc sử dụng sừng trâu và sừng tê giác cho kết quả điều trị cơ bản như nhau?!”, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

Theo bà Naomi Doak – Điều phối chương trình Đông Nam Á và tiểu vùng sông Mê kông của TRAFIC cho biết: “Theo khảo sát của tôi với 700 người Việt Nam thì trong đó có 15% khẳng định sẽ không bao giờ dùng sừng tê giác. Tuy nhiên có tới 85% nói là đã sử dụng và sẽ sử dụng trong tương lai. Thực chất người Việt Nam mua nhiều sừng tê giác để khẳng định về vị thế, sức mạnh của mình. Rất tiếc rằng đó chỉ là hàng động không chấp nhận được. Trung bình mỗi ngày trên thế giới có 2 cá thể tê giác bị giết hại và tình trạng này không sớm chấm dứt loài động vật quý hiếm này sẽ vĩnh viễn tuyệt chủng”.

Văn Nguyên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.