Người Việt nói gì về lao động Việt?

Người Việt nói gì về lao động Việt?

Thứ 2, 25/11/2013 15:57

Sau khi những đánh giá của ông Ito Junichi - CEO Công ty World Link Japan Inc về lao động Việt Nam được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, nhiều độc giả đã tham gia bình luận.

Trong một phát biểu của mình về lao động Việt Nam, CEO Nhật Bản cho rằng: “Người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ”. Thậm chí đánh giá về hệ thống đào tạo lao động ở nước ta CEO người Nhật cũng nêu suy nghĩ: “Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng”.

Trước những chia sẻ nói trên của CEO Nhật Bản, không ít độc giả đã tham gia comment bày tỏ sự đồng tình cao.

Độc giả Nguyen Nam chia sẻ: “Có 1 lần mình hỏi mấy em đang học lớp 12 là em muốn thi vào trường nào? và thích làm nghề gì?

Hầu hết các em đều có câu trả lời giống như nhau là làm việc gì cũng được miễn là làm văn phòng vì các em cho rằng làm văn phòng sạch sẽ, nhàn hạ, và giải quyết khâu "Oai" nghe xong thật sự là thấy thất vọng vì các em quá mơ hồ ko biết cái gọi là học hướng nghiệp ở THPT như thế nào nữa.

Tiêu dùng & Dư luận - Người Việt nói gì về lao động Việt?Ảnh minh họa

-> CEO Nhật Bản: ‘Lao động Việt thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ’

Không chỉ các em cấp 3 ngay cả sinh viên đại học, trải qua quá trình học đại học mình đã rất nhiều lần được chứng kiến nhiều sinh viên rất ngại việc nặng nhọc, họ không muốn đụng tay vào bất cứ công việc gì là lao động chân tay những công việc như "làm quán cơm, quán phở, bưng bê, bảo vệ...." thậm chí bạn bè còn cười chê khi biết ai đó làm (tất nhiên không phải tất cả đều vậy) nhưng tất cả họ ai cũng mơ ước có một công việc tốt. Và tất nhiên họ chỉ nghĩ được rằng ra trường năng lực là cái không quan trọng, quan trọng là có tiền và quan hệ.

Theo mình nghĩ thì dù ở đâu đi chăng nữa thì những người có năng lực vẫn là những người được nắm quyền lực và đia vị”

Đồng quan điểm với độc giả Nguyen Nam, một độc giả khác có nick Bé Nhái nêu quan điểm: “Chưa nói đến địa vị hay quyển lực gì, đối với em dù là lao động chân tay hay lao động trí óc thì bất kì ngành nghề nào cũng đều quý giá. Theo em, những người có những suy nghĩ đấy, thường là những người chưa bao giờ biết đến việc thử lao động”.

Độc giả Tran Thanh - University College of London lại nêu ý kiến của mình bằng cách đưa ra câu hỏi: “Nếu bạn là một giám đốc nhưng con của bạn chọn trở thành một thợ hàn bậc 7/7, bạn nghĩ thế nào?”

Trong khi đó, độc giả Hà Nội, Hoàng Đức Minh lập luận: “Cả xã hội Việt Nam coi thường người lao động chân tay, cả những người lao động cũng tự coi thường mình, cũng muốn con cái họ phải được ngồi bàn giấy mới là đổi đời. Sợ xã hội coi thường nên ai ai cũng muốn ngồi bàn giấy và đến lúc đấy thì lại nhìn xuống và coi thường những người lao động, luẩn quẩn”.

Cùng chung suy nghĩ với những ý kiến trên nhưng nêu quan điểm theo một cách riêng, độc giả có nickname Tuyết Yêu Thương đến từ Hà Nội đã thể hiện sự khâm phục đối với sự vươn lên mạnh mẽ của con người Nhật Bản: “Nhật Bản bị Mỹ cho 2 quả bom nguyên tử. Đất nước Nhật xơ xác vậy mà từ đó họ đi lên. Khí hậu ở Nhật thì khắc nhiệt hơn Việt Nam vậy mà họ vẫn là một siêu cường quốc. Thiên không hợp thời địa không lợi nhưng được nhân hòa. Người Nhật thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài sự chăm chỉ ra họ còn biết yêu thương đồng loại giúp đỡ kẻ yếu. Việt Nam cần học hỏi nhật nhiều”.

Một độc giả khác là Thường Vân lại không đánh giá nhiều về lao động Việt nhưng tập trung nói nhiều về giáo dục ở nước ta khi cho rằng: “Giáo dục Việt Nam là kiểu giáo dục lý thuyết, chương trình học thì nặng về lý thuyết trong khi phần thực hành lại bị xem nhẹ và không quan tâm. Thiết nghĩ, bằng cấp bây giờ cũng là cái gì đó… xuông quá! Nếu thực sự có tài năng và nội lực phấn đấu vậy thì hãy trả lời bằng hành động chứ không phải là những điều chỉ đọc, chỉ học để rồi không biết phải làm thế nào”.

Bên cạnh những ý kiến nói trên, nhiều độc giả khác cũng nêu quan điểm của mình về cách đào tạo và những suy nghĩ về lao động tại Việt Nam. Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng quan niệm về lao động của nhiều người Việt là chưa phù hợp dẫn đến những suy nghĩ và lựa chọn sai lầm của nhiều người, bỏ qua nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Khánh An

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.