Người xác định lại giới tính làm căn cước công dân gắn chíp thế nào?

Người xác định lại giới tính làm căn cước công dân gắn chíp thế nào?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 2, 19/04/2021 11:21

Người có giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính thì người này có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch.

Người xác định lại giới tính được xác định lại số định danh cá nhân

Nghị định 37/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh.

Cụ thể, công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp công dân đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân sau khi công dân đó đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập lại.

Cơ quan cấp thẻ căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân đã được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân để cấp thẻ căn cước công dân theo quy định.

Khi nào được quyền xác định lại giới tính?

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015, việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

Theo đó, các tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính được quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2008/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định 88/2018/NĐ-CP các hành vi bị cấm liên quan đến việc xác định lại giới tính bao gồm:

Một là, thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hai là, tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác.

Ba là, phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính

Mức phạt đối với từng hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 35 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng và buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử do đã xác định lại giới tính.

H.M

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.