Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ tình nhân Valentine

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ tình nhân Valentine

Tôn Đức Vỹ

Tôn Đức Vỹ

Thứ 4, 13/02/2019 07:16

Chắc hẳn đa số chúng ta đều biết ngày lễ tình nhân được đặt tên theo vị thánh Valentine nhưng có mấy ai thực sự biết được toàn bộ câu chuyện đằng sau nó?

Dân sinh - Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ tình nhân Valentine

Ngày 14/2 hàng năm được coi là “Ngày lễ tình yêu” hay “Ngày lễ tình nhân”. Ngày lễ này được đặt tên theo thánh Valentine, đây là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa. Họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, chocolate và một số loại quà tặng đặc biệt khác mang nhiều ý nghĩa.

Trước đây, ngày Valentine chỉ là ngày lễ ở Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng ngày nay nó đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Nguồn gốc của ngày lễ Tình nhân

Ngày lễ này đã có từ rất lâu về trước, đến nỗi thông tin ghi chép về nguồn gốc của ngày lễ này không hề rõ ràng và khá mơ hồ.

Có nhiều lời giải thích khác nhau về nguồn gốc Ngày lễ tình yêu, gắn với tên Thánh Valentine. Trên thực tế, có tới ba người tên là Valentine hay Valentinus được phong thánh nên người ta vẫn còn bàn cãi xem vị nào trong ba người đó tạo ra cái ngày mà hàng triệu người trên thế giới phải hồi hộp chờ đợi. Tuy nhiên, dù còn ít nhiều quan điểm chưa thống nhất về ngày lễ Thánh Valentine, nhưng có một điểm chung giữa các câu chuyện về những vị thánh này là họ đều chết vì tình yêu chân chính, một tình yêu cao cả và vì sự chính nghĩa.

Dân sinh - Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ tình nhân Valentine (Hình 2).

Ngày lễ được đặt tên dựa theo Thánh Valentine.

Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất kể về một đức cha tên là Valentine. Valentine là tên một vị linh mục sống dưới triều đại các Hoàng đế La Mã Decius và Claudius II. Năm 250, Hoàng đế Decius ra chỉ dụ trừng phạt tất cả những ai không tôn thờ Hoàng đế. Chỉ dụ này nhắm vào những tín đồ Kitô giáo (đạo Cơ Đốc) vì họ chỉ thờ Thượng đế. Vì vậy, nhiều người Kitô giáo đã bị bắt bỏ tù và xử tử hình. Trong số đó có linh mục Valentine, ông bị bắt vào năm 268.

Linh mục Valentine là người thông thái, đức độ nên được người La Mã tin yêu. Hoàng đế Claudius tìm cách chất vấn ông để tìm hiểu và chiêu dụ ông nhằm răn đe những người khác, song không thành. Vì vậy, Hoàng đế đã ra lệnh tống giam linh mục Valentine. Bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã cảm hóa được quan coi ngục tên là Asterius, bằng cách chữa lành bệnh cho con gái viên coi ngục này. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô. Lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc, Hoàng đế La Mã truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14 tháng 2 năm 270 trên đường Flaminius.

Cái chết của linh mục Valentine đã gây xúc động và mến phục trong dân chúng và những người Kitô giáo. Cái tên Valentine trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

Ý nghĩa của ngày Valentine

Dân sinh - Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ tình nhân Valentine (Hình 3).

Đây là dịp các cặp tình nhân thể hiện tình cảm.

Valentine Đỏ (14/2) là ngày lễ tình nhân truyền thống. Đó là ngày mà tất cả những người yêu nhau trên thế giới mong chờ. Vào đúng ngày 14/2 - ngày vị giám mục tên Valentine bị xử tử hình thì cũng là lúc những đôi lứa được sống trọn đời bên nhau mãi mãi. Và từ đó trở đi, cứ đến mỗi năm đến ngày 14/2, người dân tại đây lại gọi đó là ngày Valentine’s Day hoặc Saint Valentine’s Day.

Dù tại nhiều nơi trên thế giới, các đấng mày râu sẽ là người tặng quà cho các nữ nhỉ của mình thì tại Nhật Bản, Valentine là ngày các cô gái thể hiện tình yêu của mình. Các bóng hồng sẽ thay lời tỏ tình bằng cách tặng cho chàng trai mình thầm thương trộm nhớ một món quà. Nếu chàng trai đó cũng yêu thương cô thì chàng trai đó sẽ tặng lại cô gái một món quà vào ngày này tháng sau tức ngày Valentine trắng 14/3.

Bá Di (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.